Để kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả các mặt hàng, TP. HCM vừa quyết định rót gần 300 tỷ đồng để thực hiện đề án bình ổn giá 6 tháng cuối năm (1/6-31/12).

 
Theo đó đề án này sẽ tập trung vào 8 nhóm mặt hàng thiết yếu bao gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến và rau củ.
 
Các mặt hàng thực phẩm được ưu tiên trợ giá trong 6 tháng cuối năm (Nguồn: VNN)
Các mặt hàng thực phẩm được ưu tiên trợ giá trong 6 tháng cuối năm (Nguồn: VNN)
Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đề án này sẽ được vay vốn ưu đãi, không bị tính lãi suất, không cần thế chấp tài sản trong thời gian 6 tháng kể từ ngày giải ngân.
 
Đổi lại, các doanh nghiệp này phải cam kết về chất lượng và số lượng sản phẩm trên cơ sở cân đối chỉ số cung cầu, giá bán phải thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất 10% và phải có đăng ký chốt giá bán trước khi tung ra thị trường.
 
Đây là điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường hàng hóa, tránh tình trạng một số doanh nghiệp được vay vốn bán phá giá sản phẩm hoặc tiến hành thu gom, bán đi bán lại để lấy lãi.
 
Với đề án này, TP.HCM dự kiến sẽ bình ổn được khoảng 20% hàng hóa tiêu dùng hàng tháng của người dân sống trên địa bàn thành phố.
 
Đây được xác định là một giải pháp cứu nguy của TP nhằm “trấn áp” cơn bão giá cả đang leo thang khi dịch bệnh tai xanh đang bùng phát lan rộng tại nhiều khu vực trên cả nước.
 
Trước đó, TP. Hà Nội cũng đã sử dụng 500 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để giải quyết bài toán bình ổn giá trong năm 2010.
 
 
 
                                                                     Theo VietNamnet

Các tin khác

Kỹ sư Phạm Tài (người đứng giưa) tại lễ trao giải VIFOTEC 2009
Không có hình ảnh
Khu công nghiệp Lương Sơn đầu tư đảm bảo cung cấp nước cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN
Nhà tái định cư trên đường Lê Văn Lương. Ảnh: Trần Giang

Cần xác định điểm "rơi" của nhu cầu ngoại tệ

Thị trường tiền tệ thời gian qua nổi lên nhiều vấn đề như dư nợ tín dụng ngoại tệ, lãi suất huy động VNÐ tăng cao... tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế. Bên hành lang QH, nhiều phóng viên báo chí đã đặt câu hỏi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Viết Ngoạn về vấn đề này.

Phương án giảm giá xăng được xếp sau cùng

Phương án giảm giá bán lẻ xăng dầu được Bộ Tài chính xếp sau cùng trong ba phương án tính toán điều tiết giá mặt hàng này.

BMI đánh giá cao môi trường kinh doanh của Việt Nam

Trong báo cáo về cơ sở hạ tầng của Việt Nam quý 2-2010, Trung tâm chuyên theo dõi môi trường kinh doanh toàn cầu Business Monitor International (BMI) nhận định môi trường kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt.

Yên Thủy: Sản xuất nông nghiệp đối mặt với khó khăn

(HBĐT) - Là huyện vùng thấp của tỉnh, sản xuất nông nghệp của huyện Yên Thủy luôn đứng trước những khó khăn. Mưa xuống là nước ngập trắng đồng, nhưng lại có thể hạn hán ngay. Sản xuất nông nghiệp của Yên Thủy vì thế cũng phải thích nghi với điều kiện khó khăn của thời tiết.

Công ty TNHH BanDai Việt Nam: Xuất khẩu 4 triệu sản phẩm

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Công ty TNHH BanDai Việt Nam đã xuất khẩu 4 triệu sản phẩm là các linh kiện điện tử sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.

Quốc hội thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM Nỗi lo hậu quả của “giấc mơ đẹp”

Đồng ý chủ trương nhưng băn khoăn, lo lắng về cách làm và vốn đầu tư, đó là tâm trạng chung của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong phiên thảo luận tại tổ chiều qua (21-5) về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TPHCM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục