Chỉ có 3 trên tổng số 39 thanh tra chuyên về dược phẩm tại TPHCM có bằng dược sĩNgày 25-5, đoàn giám sát Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM đã làm việc với Sở Y tế TP nhằm tìm giải pháp hữu hiệu giải quyết sự bất ổn thị trường dược phẩm, những bất cập của ngành y tế hiện nay.

Trăm dâu đổ đầu người bệnh


Mở đầu buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa Xã hội, đưa ra hàng loạt minh chứng người thật việc thật thể hiện sự bất cập trong công tác khám chữa bệnh hiện nay như: quá tải bệnh nhân đi khám bệnh, bệnh viện không đủ thuốc, giá thuốc cắt cổ... “Đi khám bệnh tại một phòng mạch bác sĩ kê toa gồm 12 viên thuốc rồi “chém” 70.000 đồng, trong khi đó nhà thuốc bên ngoài thì giá chỉ hơn chục ngàn đồng. Vậy mà qua báo cáo của ngành y tế thấy sao tình hình tốt quá”- ông Minh bức xúc.


Nhiều đại biểu cho rằng công tác quản lý còn nhiều lỗ hổng nên xảy ra nhiều tiêu cực trong ngành y tế, hậu quả là người bệnh lãnh đủ. Các nguyên nhân được nêu ra là: tình trạng mua bán thuốc đi lòng vòng, bác sĩ vừa kê toa vừa bán thuốc, giá thuốc bệnh viện cao hơn ngoài thị trường, không kiểm tra chất lượng thuốc, xuất hiện “cò” giấy chứng nhận sức khỏe...

Nhiều ý kiến nêu ra, cần xem lại việc cho phép áp dụng thặng số từ 5%-20% tại các nhà thuốc bệnh viện hiện nay. Nếu áp dụng mức này thì người bệnh càng thiệt thòi. Hay như nên xem lại mục tiêu của việc cấp giấy chứng nhận GPP (nhà thuốc thực hành tốt) vì có thể đây là “bùa hộ mệnh” để nhà thuốc sai phạm...



Sắp tới Sở Y tế TP sẽ xây dựng chuỗi nhà thuốc để dễ dàng quản lý, kiểm soát giá cả. Trong ảnh: Chuỗi nhà thuốc Eco


Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế, thừa nhận những bất cập tồn tại trong công tác quản lý y, dược hiện nay tại TPHCM. Tuy nhiên, bà cho rằng có những vấn đề dù muốn làm tốt nhưng vẫn “lực bất tòng tâm”.

Theo bà Lan, 5 nhóm vấn đề mà ngành y tế TP đang gặp khó và đang cố “vắt chân” giải quyết. Đó là: quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc bệnh viện, sắp xếp hệ thống lưu thông phân phối thuốc, phát triển doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược của TP, quản lý dược liệu và thuốc từ dược liệu.


Vừa thiếu vừa yếu


Ngoài việc giá thuốc, các đại biểu cũng rất lưu tâm danh mục thuốc dành cho đối tượng bệnh nhân BHYT hiện nay. Giải thích việc tại sao những bệnh nhân BHYT phải đi mua thuốc ở ngoài bệnh viện, bà Lưu Thị Thanh Huyền, đại diện BHXH TP, cho rằng không có trường hợp đó vì khi ký hợp đồng với các bệnh viện, BHXH yêu cầu phải bảo đảm  100% bệnh nhân BHYT được sử dụng thuốc trong danh mục BHYT.


Chỉ 13% nhà thuốc được cấp chứng nhận GPP

Hiện nay tại TP có 4.000 nhà thuốc, 663 công ty kinh doanh dược phẩm, tuy nhiên trong đó chỉ có 13% nhà thuốc được cấp chứng nhận GPP, 61% công ty được cấp chứng nhận GPP. Nhiều đại biểu HĐND cho rằng trách nhiệm quản lý giá thuốc không phải riêng của ngành y tế mà hợp  sức từ nhiều ban, ngành khác. 

Bà Trần Thị Ngọc Anh, Trưởng đoàn giám sát, cho rằng Sở Y tế là đơn vị tham mưu cho UBND TP về việc này để đưa ra những quyết sách đúng đắn, nhưng giống như “cưỡi ngựa xem hoa”. Theo Sở Y tế, những tồn tại bất cập trong công tác quản lý giá thuốc hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó công tác thanh tra kiểm tra, hậu kiểm còn quá hạn chế.

Nguyên nhân thực trạng này lực lượng thanh tra chuyên về dược phẩm quá thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn. Hiện nay chỉ có 3/39 thanh tra của sở có trình độ dược sĩ.


Theo ông Nguyễn Văn Minh, lãnh đạo UBND TP rất kiên quyết, chỉ đạo rốt ráo công tác quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, đáp lại những chỉ đạo của lãnh đạo TP là sự “chống lại” của Sở Y tế. Cụ thể, từ tháng 4-2010, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân yêu cầu sở này xây dựng, quy hoạch, bổ sung lực lượng thanh tra về dược phẩm, tuy nhiên sở đã phớt lờ không đả động gì đến chỉ đạo này.


Bà Trần Thị Ngọc Anh thay mặt đoàn giám sát ghi nhận những bất cập và sẽ báo HĐND đề xuất xử lý. Bà cho biết theo lộ trình, định hướng sắp tới TP sẽ ban hành chỉ thị quản lý dược trên địa bàn TP; loại trừ việc phân phối, kinh doanh dược phẩm qua nhiều trung gian; khuyến khích hình thành chuỗi nhà thuốc bán giá gốc tận tay người dân; xây dựng hóa dược trong nước, tăng cường công tác  thanh kiểm tra...

 

                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục