Nam Ðịnh phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề ND - Sau 5 năm triển khai hoạt động khuyến công, tỉnh Phú Thọ đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong toàn ngành công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề, làng nghề.

 
Với tổng kinh phí dành cho hoạt động khuyến công trong 5 năm qua đạt gần 314,3 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước là 15,2 tỷ đồng (chiếm 4,8%); kinh phí do các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư để tham gia các dự án là 291,1 tỷ đồng (chiếm 95,2%), Phú Thọ đã đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho 4.960 lao động, tập trung  vào các nghề: may, thêu ren xuất khẩu, chế biến hàng lâm sản, sản xuất gạch ceramic, mây tre đan xuất khẩu, chế biến chè xuất khẩu.... Nhờ đó, nhiều ngành nghề, làng nghề đã được khôi phục và phát triển như: đan lát, nón lá, chế biến nông lâm thủy sản, mỳ miến, đồ mộc, mành cọ, trúc, gỗ, đũa gỗ, ván gỗ, sơn mài, dệt thổ cẩm truyền thống... Sở Công thương Phú Thọ đã tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 1.600 lượt người, đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp cho 1.040 lượt người, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho gần 1.300 lượt người.


Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, Phú Thọ chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tập trung vào chương trình hỗ trợ đào tạo truyền nghề và nâng cao tay nghề; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Tỉnh sẽ bình chọn, phát triển khoảng 4.000 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị khoảng 50 triệu USD. Ðến năm 2012, công nghiệp nông thôn của tỉnh phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp 4.000 - 4.500 tỷ đồng.


Từ năm 2005 đến nay, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Nam Ðịnh liên tục phát triển với tốc độ cao hơn tốc độ bình quân cả nước và cao hơn giai đoạn trước với mức tăng trưởng bình quân 21,76%/năm. Thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã tập trung xây dựng các dự án đào tạo, truyền nghề, dạy nghề, phát triển nghề mới, có sự phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tại các làng nghề và các doanh nghiệp gia công đặt hàng tại khu vực nông thôn. Do vậy, số lao động sau khi đào tạo nghề xong đều được tham gia sản xuất tại các cụm công nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.


Ðến nay, toàn tỉnh Nam Ðịnh đã có 190/196 xã có nghề, chủ yếu là các làng nghề: cơ khí, dệt may, thêu ren, sơn mài tre nứa ghép, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm... Tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn là 91.000 lao động. Ngoài ra, Nam Ðịnh đã xây dựng được hai khu công nghiệp là Hòa Xá 327 ha và Mỹ Trung 150 ha. Tháng 10-2009, tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 110 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 11.065 tỷ đồng và 143 triệu USD, thu hút khoảng 26.000 lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng 20 cụm công nghiệp, thu hút 372 dự án, với tổng vốn đăng ký 1.976,4 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 12.000 lao động. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư, giải quyết lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Nhằm góp phần phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, Sở Công thương Nam Ðịnh chủ trương trong năm 2010 và những năm tiếp theo, tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công và công nghiệp nông thôn; phối hợp các trung tâm dạy nghề các huyện thực hiện dạy nghề, truyền nghề khu vực nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công cùng các xã tham gia dạy nghề ngắn hạn.
 
 
                                                                                      Theo ND

Các tin khác

Cửa nhận nước Nhà máy thủy điện Hòa Bình cạn khô gần 1 tháng qua
Công việc xây dựng nhà máy hạt nhân
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nông thôn mới

Ngày 5-8-2008, Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành. Sau 20 năm đổi mới, đây là lần đầu Ðảng ta có một nghị quyết toàn diện nhất về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thường trực HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH tại huyện Yên Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 28/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm tại huyện Yên Thuỷ. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Ban VH-XH, Văn phòng HĐND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành NN&PTNT, Tài chính, Xây dựng, Công thương, TN-MT.

Tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, du lịch để phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 132/TB-VPCP về việc Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với tỉnh Hòa Bình trong 2 ngày 7 – 8/5/2010.

Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả trình diễn sản xuất giống lúa lai ba dòng C.Ưu đa hệ số 1 và Hương Ưu 98

(HBĐT) - Ngày 27/5, tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Đức Long và Công ty TNHH Nông nghiệp Á Thái đã tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả trình diễn sản xuất giống lúa lai ba dòng C.Ưu đa hệ số 1 và Hương Ưu 98. Đây là hai giống lúa đã được trồng khảo nghiệm tại xóm Mớ Đồi trong ba vụ sản xuất, từ vụ xuân năm 2009 đến vụ xuân năm 2010.

Bắc Sơn vượt khó

(HBĐT) - Bí thư Đảng uỷ xã Bắc Sơn, huyện Tân lạc Bùi Văn Yêu cho biết: Bắc Sơn có diện tích tự nhiên 1.410ha, trong đó diện tích rừng chiếm tới 929,63ha, diện tích khác 136,39 ha, còn lại 343,98ha dành cho sản xuất nông nghiệp. Với khí hậu khác biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm  từ 22oC- 25oC, độ dốc cao, đường giao thông đi lại khó khăn nên bao năm qua, Bắc Sơn vẫn được coi là vùng đất khó.

Tiến độ giải ngân vốn FDI tiếp tục được cải thiện

Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện 5 tháng đầu năm 2010 tiếp tục được cải thiện với con số ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục