Sản xuất tại doanh nghiệp 100%vốn đầu tư của Đài Loan.

Sản xuất tại doanh nghiệp 100%vốn đầu tư của Đài Loan.

Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện 5 tháng đầu năm 2010 tiếp tục được cải thiện với con số ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, so với dự kiến giải ngân từ đầu năm, tiến độ giải ngân này là phù hợp.

Số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 360 dự án với tổng vốn đăng ký 7,1 tỷ USD, tăng 40% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Thế nhưng, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tăng thêm trong 5 tháng đầu năm 2010 thấp hơn nhiều lần so với cùng kỳ, với 107 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm là 403 triệu USD, bằng 8,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm 2010, số vốn các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 7,5 tỷ USD, chỉ bằng 77% so với cùng kỳ 2009.

Công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2,55 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng.

Tuy chỉ có 3 dự án đầu tư nhưng lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2,2 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,283 tỷ USD vốn đăng ký trong đó, cấp mới chiếm tỷ lệ lớn với 10 dự án và tổng vốn đầu tư là 1,281 tỷ USD.

Phần xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác không kể dầu thô ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế này gia tăng mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 13 tỷ USD, tăng 50,5% so với cùng kỳ.

Năm tháng qua, có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó ba nhà đầu tư lớn nhất là Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, tiếp đến là Quảng Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi./.

                                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trồng cây, gây rừng vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đất lâm nghiệp của tỉnh đã được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, phong trào trồng cây, gây rừng có những kết quả khả quan. Đến nay, đất đồi núi trọc ở tỉnh ta đã cơ bản được phủ xanh bằng các loài cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Bất hợp lý giá xăng

Bộ Tài chính thừa nhận có sự bất hợp lý trong cách tính giá xăng của doanh nghiệp (DN), nhưng DN thì khẳng định tất cả yếu tố cấu thành giá, chi phí đầu vào đều do Nhà nước quy định, DN không tự thêm bớt.

Mặc sức thao túng giá sữa

Giá sữa tại VN đầy nghịch lý và cao nhất thế giớiTheo quy định của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/CP, tất cả các mặt hàng bình ổn giá đều phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính lại thu hẹp về đối tượng đăng ký giá là doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% trở lên) và chỉ phải đăng ký đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Lợi dụng điều này, các doanh nghiệp sữa khi cổ phần hóa tha hồ tăng giá bán.

Quạt máy “cháy” hàng, tăng giá

Trong đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, nhu cầu sử dụng những loại quạt điện, quạt sạc hay những thiết bị giảm nhiệt cho những ngày hè tiêu thụ mạnh.

Nâng cao chất lượng lao động, góp phần vượt qua suy thoái kinh tế

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 21 (ALMM) và các hội nghị trù bị vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, do Việt Nam, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN năm 2010 đăng cai tổ chức, phóng viên Báo Nhân Dân đã gặp gỡ một số đại biểu quốc tế để tìm hiểu những kinh nghiệm của các nước ASEAN và đối tác trong hoạt động xuất khẩu lao động, khai thác nhân lực lao động để vượt qua suy thoái kinh tế. Sau đây là một số ý kiến của các đại biểu.

Tổ chức JICA hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng thực hiện Dự án Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu

(HBĐT) - Thực hiện Dự án “Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu” do Sở NN&PTNT xây dựng, Tổ chức JICA sẽ hỗ trợ nguồn kinh phí khoảng 1,812 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục: xử lý môi trường và cơ sở hạ tầng làng nghề, mua khung dệt thủ công, tổ chức lớp tập huấn và tham quan học hỏi kinh nghiệm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục