Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang đứng ngồi không yên vì giá xuất khẩu vào thị trường EU (Liên minh châu Âu) ngày một giảm do đồng euro đã mất giá trên 15% so với đồng USD.

Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty Agifish An Giang - Ảnh: T.T.D.

Đồng euro giảm giá có nghĩa hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi. Vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu của EU đã yêu cầu nhà xuất khẩu giảm giá bán, nếu không họ sẽ ngưng mua hàng.

Chi phí tăng, giá giảm

1,62 tỉ USD

Đó là tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm tháng đầu năm 2010. Theo Bộ NN&PTNT, con số này tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại TP.HCM cho biết đầu năm 2010 giá bán cá tra sang EU ở mức 2,7 USD/kg nhưng nay chỉ còn 2,3-2,4 USD/kg vì khách hàng yêu cầu giảm giá bán do đồng euro mất giá. Nếu như đầu năm 2010, khách hàng EU chỉ phải bỏ ra 1,87 euro để mua 1kg cá tra thì nay dù công ty vẫn bán với giá theo USD không đổi nhưng họ phải chi ra trên 2,2 euro/kg.

“Đã thế tâm lý e ngại đồng euro sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới đã làm các nhà nhập khẩu không dám đàm phán các hợp đồng lớn và thời hạn giao hàng xa. Để bán được hàng chúng tôi đành chấp nhận giảm lợi nhuận thông qua giảm giá bán”, vị giám đốc này cho biết.

Đồng euro suy yếu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ của các nước châu Âu, nhưng lại tác động nặng nề đến các công ty xuất khẩu vào thị trường này. Chỉ trong vòng năm tháng, đồng euro đã mất giá khoảng 15% giá trị so với đồng USD. Điều này có nghĩa là để có được USD trả cho nhà xuất khẩu, phía nhập khẩu phải chi thêm nhiều euro hơn.

Ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc Công ty Agifish, cho biết chính áp lực giảm giá từ thị trường EU đã làm giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh từ 17.000 đồng/kg hồi quý 1 xuống còn dưới 16.000 đồng/kg.

Bà Cao Thị Kim Lan, giám đốc Công ty Thủy sản Bình Định (Bidifishco), cho biết công ty buộc phải giảm giá một số mặt hàng để đảm bảo hoạt động của nhà máy. Với 60% doanh số từ thị trường EU nên mỗi biến động dù nhỏ tại thị trường này đều ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty.

“Cái khó cho doanh nghiệp trong nước là mọi chi phí đầu vào hiện nay đã tăng so với năm ngoái nhưng giá xuất khẩu lại không tăng, thậm chí một số thị trường còn giảm”, bà Lan cho hay.

Hiện Bidifishco đang phải đau đầu giải quyết bài toán giá nhập khẩu nguyên liệu chế biến tăng 10-30%, các chi phí đầu vào khác cũng tăng 7-10% so với năm ngoái nhưng không có cách nào tăng giá bán.

Chuyển hướng

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), trong bốn tháng đầu năm nay mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU khoảng 17%, thấp hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (20%) và thua khá xa so với các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc...

“Đồng euro yếu cùng một số nguyên nhân khác đã tác động tiêu cực đến tình hình xuất khẩu thủy sản VN vào EU” - ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, cho biết.

Để giải quyết khó khăn này, theo ông Phạm Quang Diệu, giám đốc Công ty Phân tích thị trường nông sản Agromonitor, các doanh nghiệp cần chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên. Đó có thể là các thị trường ngay trong châu Âu như Bulgaria, Romania, Czech... vốn tăng trưởng khá ấn tượng trong năm ngoái và tiềm năng còn nhiều, cũng như xuất khẩu sang các khu vực khác như Trung Đông, Trung Quốc...

Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc Công ty Hùng Vương, nhận định một số thị trường mà các doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn hiện nay là Nga, Mỹ, Trung Đông... Trong khi thị trường Nga đang hồi phục mạnh mẽ sau các cải tổ về xuất khẩu và thủ tục thanh toán, thì nhu cầu của thị trường Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên sau sự cố tràn dầu làm giảm sản lượng khai thác thủy sản nội địa.

                                                                               Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Ùn tắc giao thông trên đường Nguyễn
Văn Trỗi ,quận Phú nhuận(TP Hồ Chí Minh).
Xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ phát triển KTTT đồi rừng cho thu nhập 60 triệu đồng/ha.
Người dân xóm Mè chạnh lòng nhìn về công triình đường dây 500KWh lên Sơn La kéo qua làng.
Yên  Thủy đang đẩy mạnh việc giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình phòng học và nhà công vụ cho giáo viên.

Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ tại VN

Trong thời gian tới, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nghị định hoặc quyết định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Vốn FDI: Giải ngân tạo đột phá

5 tháng đầu năm nay, tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tạo điểm nhấn trong “bức tranh” thu hút đầu tư.

500 ngư dân liên kết bám biển Hoàng Sa

Không bỏ ngư trường mặc cho lệnh cấm đánh cá đơn phương và vô lý của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam (từ ngày 16-5 đến 1-8-2010), ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn kiên cường sát cánh bên nhau bám biển mưu sinh, quyết giữ ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Lãi suất cơ bản VND tiếp tục được giữ ở mức 8%

Ngày 31/5/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 1311/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8%/năm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2010.

Mùa mưa bão năm 2010 - phức tạp, khó lường

(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2010, hạn hán kéo dài trên diện rộng gây khó khăn sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ở tỉnh ta. Khi chưa kịp “xả hơi” thì lại bước vào mùa mưa bão với những diễn biến rất phức tạp và khó lường.

Hội Phụ nữ Kỳ Sơn: Đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình

(HBĐT) - Là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, những năm gần đây, Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn luôn chú trọng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giúp hội viên vươn lên làm giàu chính đáng. Bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả đã giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục