Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm nếu Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền, mạnh tay xử lý ngân hàng thương mại làm rối thị trường

 

Với định hướng hạ lãi suất đầu vào xuống còn 10%/năm, lãi suất đầu ra 12%/năm, người vay kỳ vọng nhưng các ngân hàng (NH) thì cho rằng cần có thời gian mới thực hiện được.

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Đại Á. Ảnh: Hồng Thúy

 
Đầu ra chưa thông
 
Hiện tại, lãi suất bình quân đầu vào của các NH là 11,5%/năm, cộng với chi phí kinh doanh 2%-3%, tính ra giá vốn lên tới 13,5%-14,5%/năm. NH cho vay với lãi suất bình quân 14% -15%/năm nhưng đầu ra không mấy thông thoáng, được thể hiện khá rõ khi 5 tháng đầu năm 2010, dư nợ tín dụng chỉ tăng 8% so với mục tiêu cả năm là 25%. Vì thế, lý do tăng lãi suất đáp ứng nhu cầu vay vốn xem ra không thuyết phục. Do đó, NH tăng lãi suất đầu vào chỉ để giữ chân khách hàng, chống đỡ những thời điểm khó khăn về nguồn vốn.   
 
Theo các chuyên gia kinh tế, khi lạm phát được kiềm chế ở mức 8% thì lãi suất tiết kiệm thấp nhất phải là 10%/năm, bởi lãi suất cao hơn lạm phát khoảng 2% mới thu hút được người dân gửi tiền. Gần đây, lãi suất tiết kiệm chạm ngưỡng 12% cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các NH khá gay gắt. Tuy nhiên, để hạ dần lãi suất đòi hỏi Nhà nước tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là có giải pháp mạnh tay đối với những NH thường tăng lãi suất, gây rối thị trường.
 
Tích cực tìm vốn giá rẻ
 
Thực tế cho thấy  tháng 5 -2010, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức thành công 3 phiên phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động được 8.125 tỉ đồng, kỳ hạn từ 3 - 5 năm, lãi suất 10,9%/năm, đối tượng mua trái phiếu Chính phủ phần lớn là các NH thương mại. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục “bơm tiền”. Cụ thể tuần qua, NHNN đã cho các NH thương mại vay tổng cộng 33.360 tỉ đồng, nâng số tiền cho vay qua kênh này tăng lên 60.000 tỉ đồng so với mức ổn định của tháng trước là 50.000 tỉ đồng. Đây là những tín hiệu tích cực chuẩn bị cho việc hạ dần lãi suất, bởi trái phiếu là chứng từ có giá để NH thương mại thế chấp vay vốn từ NHNN với lãi suất 7%-8%/năm, kỳ hạn 7-28 ngày. Từ đó, các NH sẽ cân đối các nguồn vốn để hạ lãi suất đầu vào, kéo lãi suất đầu ra đi xuống.
 
Do khó huy động được nguồn vốn giá rẻ nên các NH nhỏ thường xé rào mặt bằng lãi suất. Nhiều NH lớn rất muốn hạ lãi suất đầu vào nhưng vẫn lo ngại tiền có thể chuyển dịch đến NH nhỏ. Hiện cả nước có đến 20 NH có tiềm lực tài chính yếu, hoạt động chủ yếu dựa vào huy động vốn từ dân cư. Khi thị trường khó khăn, NH nhỏ phải đẩy lãi suất huy động lên, làm rối loạn thị trường. Nhiều người ví von NH nhỏ như cá lòng tong quậy đục nước làm cá lớn không bơi được, quả không sai.

 

Chọn mặt gửi tiền

 
Trao đổi với báo giới, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu thừa nhận hiện tượng “cá lòng tong” là một bất cập, chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn. Ông Giàu cho biết: NHNN sẽ tiến hành kiểm tra tận gốc NH nào nâng lãi suất tiết kiệm trên 12%/năm. Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính cho rằng các giải pháp hạ lãi suất của NHNN sẽ khó phát huy tác dụng nếu không có những biện pháp hạn chế tiền dịch chuyển từ NH này đến NH khác. Cụ thể, NHNN sớm xếp hạng tín nhiệm NH; công bố rộng rãi thông tin hoạt động của các NH như tiến độ tăng vốn điều lệ, tỉ lệ nợ xấu, số lần kinh doanh phạm luật... để người dân chọn mặt gửi tiền. Khi đó, các NH có “sức khỏe” yếu sẽ tự nguyện sáp nhập hoặc giải thể.    

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Xã Trường Sơn, Lương Sơn có 5 trang trại tổng hợp tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân đạt 1 triệu đồn/người/tháng.
Chất lượng thi công các công trình XDCB trên địa bàn đảm bảo theo thiết kế được phê duyệt.

DN lao đao vì giá nguyên liệu

Doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, gỗ, nhựa, giấy... đang đối mặt với khó khăn do giá nguyên liệu tăng

Chờ lũ mới khắc phục được thiếu điện nghiêm trọng

Sau 20/6, tình hình cung ứng điện có thể sẽ bớt căng thẳng do có lũ về, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định.

Đồng Euro mất giá: Xuất khẩu thủy sản gặp khó

Nhiều doanh nghiệp thủy sản đang đứng ngồi không yên vì giá xuất khẩu vào thị trường EU (Liên minh châu Âu) ngày một giảm do đồng euro đã mất giá trên 15% so với đồng USD.

Bài toán quy hoạch và giao thông nội đô

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều vấn đề nhức nhối như tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kiến trúc nhà ống làm xấu đi bộ mặt đô thị... Các vấn đề này đang là gánh nặng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế trang trại - Động lực của nông nghiệp hiện đại

(HBĐT) - Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại đã dần khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được như: tích tụ ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm…

Trung Hoà: Hơn 60% hộ dân mong chờ điện lưới Quốc gia

(HBĐT) - Ngoài 3 xóm Đạy, Tầm, Thăm được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia từ năm 2003, cho đến nay, các xóm còn lại gồm Ong, Mè, Thung của xã Trung Hoà, huyện Tân Lạc vẫn chưa có điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục