Các mặt hàng nông sản như gạo đang thiếu vốn đầu tư để nâng cao giá trị gia tăng

Các mặt hàng nông sản như gạo đang thiếu vốn đầu tư để nâng cao giá trị gia tăng

Đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức, đó là nhận định rất giống nhau qua các cuộc hội thảo tổng kết về quá trình Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuần trước tại Hà Nội, một cuộc hội thảo do Văn phòng Chính phủ tổ chức, những người tham dự hầu hết là quan chức trong các bộ, ngành cũng có một nhận định tương tự khi cho rằng ba năm gia nhập sân chơi lớn của thế giới đã giúp chúng ta hoàn thiện khung pháp lý, nhờ đó môi trường kinh doanh minh bạch hơn, nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn từ bên ngoài.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thì ngay từ khi gia nhập WTO, điều dễ nhận ra là nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta hưởng lợi từ nhiều yếu tố tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước, đạt 8,5%, mặc dù giá cả thế giới tăng cao gây áp lực nặng nề đến giá đầu vào sản xuất trong nước.

Nhưng rồi đến năm 2008, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo chiều trái ngược. Giá nguyên liệu tăng vọt tạo sức ép lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Kinh tế các nước bạn hàng chính bước vào suy thoái hoặc tăng trưởng chậm lại cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến xuất khẩu và FDI của Việt Nam, do đó ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế. Chưa hết, sự lúng túng trong việc xử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô của chúng ta cũng góp phần đáng kể vào tình hình lạm phát và tăng trưởng, cho nên tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,2%.

Năm 2009 tiếp tục chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3%. Đây là mức sụt giảm đáng kể, tuy vậy vẫn được xem là tương đối cao so với mức tăng trưởng thấp hoặc âm của nhiều nước trong khu vực lẫn trên thế giới.

Là một nền kinh tế nhỏ đi vào thị trường lớn tất nhiên phải chịu tác động của hai chiều khác biệt. Trong khi việc gia nhập WTO đã gia tăng niềm tin vào thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút FDI... thì đồng thời lại bộc lộ những tồn đọng và yếu kém, đó là chất lượng tăng trưởng thấp; yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực; khả năng cạnh tranh kém...

Điều này giải thích tại sao Chính phủ ban hành nhiều chủ trương nhằm nhanh chóng cải thiện chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả đầu tư trong nước; củng cố ổn định hệ thống và thị trường tài chính; thực hiện chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô kịp thời, linh hoạt, hợp lý, đồng bộ...

Có một vấn đề mà ai cũng nhận ra, đó là đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Nếu năm 2006, vốn FDI cam kết chỉ đạt 12 tỉ USD, năm 2007 là 21 tỉ USD thì đến năm 2008 đã bất ngờ vọt lên tới 71 tỉ USD.

Sang năm 2009, do tình hình khủng hoảng toàn cầu tác động đến nhiều nước, mức cam kết đầu tư vào nước ta giảm còn 21,4 tỉ USD. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế vẫn chưa dừng lại, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, kết quả thu hút, giải ngân vốn FDI năm 2009 được xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế.

Như vậy, sau ba năm gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được hơn 114 tỉ USD vốn FDI, với hơn 4.000 dự án, cao hơn 4,5 lần so với mục tiêu giai đoạn 5 năm 2006-2010.

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, du lịch và bất động sản trong khi những ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ hấp dẫn. Hệ quả là ngành nông nghiệp thiếu vốn đầu tư theo chiều sâu, không có công nghiệp chế biến nên nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh thấp.

Điều dễ nhận ra là trong ba năm qua hàng hóa của Việt Nam đã được mở rộng đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhóm hàng có thâm dụng lao động cao như dệt may, da giày, điện tử đã được hưởng lợi từ việc gia nhập WTO. Hàng hóa Việt Nam không bị phân biệt đối xử như trước, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã có cơ hội để sử dụng nhiều mặt hàng ngoại nhập với mức giá rẻ hơn. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008-2009 trung bình 150 tỉ USD/năm, tương đương với hơn 160% GDP của cả nước.

Khi bàn về các thách thức lớn gặp phải trong thời gian qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc cắt giảm thuế đột ngột và thiếu hàng rào kỹ thuật đã khiến một số mặt hàng nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam trong năm 2009. Hậu quả của chính sách thiếu chuyên nghiệp này làm nhiều doanh nghiệp không trở tay kịp mặc dù đã được lưu ý.

Mặt khác, đã qua ba năm vào WTO nhưng đến nay thông tin về các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam đến với các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Theo Bộ Công Thương, hiện chỉ có 20% số doanh nghiệp biết tận dụng các lợi thế từ WTO mang lại như thuế quan, xuất xứ hàng hóa… Số còn lại chủ yếu làm theo quán tính. Điều này làm mất lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trong quá trình thương thảo hợp đồng. Khi sản phẩm có tính cạnh tranh yếu sẽ kéo theo năng lực cạnh tranh quốc gia giảm.

Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, việc dự báo và cách điều hành vĩ mô đã bộc lộ một số lúng túng. Hậu quả có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bị phá sản vì không tiếp cận được với các nguồn vốn, khoảng 60% đang gặp khó khăn nhiều mặt, đặc biệt không cân đối được đầu vào và đầu ra do giá nguyên liệu tăng cao và do thiếu vốn. Nhiều ý kiến cũng cho rằng những chính sách như vậy sẽ làm xói mòn lòng tin của doanh nghiệp.

Trong một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 4 liên quan đến nội dung hội nhập, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng hiện Việt Nam đang đứng trước rất nhiều lựa chọn mà tự nó đã mâu thuẫn nhau. Đó là chọn lựa giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng. Chất lượng ở đây bao gồm cả năng suất, tính bền vững, ổn định vĩ mô, an sinh xã hội. Mâu thuẫn ở chỗ, nếu ổn định vĩ mô phải thắt chặt tiền tệ nhưng sẽ khó phát triển. Nếu nới lỏng tiền tệ thì đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng lại bất ổn vĩ mô.

Lựa chọn thứ hai là cân bằng giữa thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay thị trường ngoài nước đang chiếm 60% GDP, nhưng nếu không tận dụng được thị trường trong nước chúng ta sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, lãng phí tiềm năng của đất nước.

Lựa chọn thứ ba, can thiệp của nhà nước với điều tiết thị trường, để thị trường thả lỏng quá, chúng ta sẽ không kiểm soát được, nhưng nếu thắt chặt sẽ khó cho các doanh nghiệp.

Có thể nói bức tranh hội nhập trong ba năm qua chưa cho chúng ta một sự yên tâm về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp trong nước nói riêng.

Một vài chuyên gia ví von, do thiếu chuẩn bị cho nên chúng ta đã đưa lên “vũ đài quốc tế” nhiều vận động viên không đồng đều về thể lực. Anh quốc doanh thì phần lớn dư cân do được nuôi dưỡng đầy đủ nhưng lại thiếu sức khỏe và kinh nghiệm trong cạnh tranh, anh tư nhân thể lực kém khó chịu nổi với những đòn tấn công của đối thủ. Trong tình hình ấy thì việc cân nhắc chọn môn thi đấu nào thuộc thế mạnh của mình là rất cần thiết.

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
JPA sẽ phải có kế hoạch thay đổi toàn bộ thương hiệu, nếu không muốn bị cơ quan chức năng rút phép.

Đẩy mạnh cho vay cá nhân

Trong khi các doanh nghiệp chê lãi suất cho vay tiền đồng cao, các ngân hàng (NH) quay qua đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với những “chiêu” khác nhau.

Bất động sản khát vốn

Ngân hàng lại thiếu những kênh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ người dân thu nhập thấp mua nhàVới cả doanh nghiệp và cá nhân muốn đầu tư vào bất động sản, đang rất khát vốn. Dự án thì thiếu điều kiện để vay tiền ngân hàng, còn cá nhân thì không phải ai cũng có nhà để thế chấp. Việc chứng minh thu nhập và phương án trả lãi không dễ dàng.

VNCF góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp

Dự án Quỹ Tiên phong Việt Nam (VNCF) là sáng kiến được Quỹ Ford ủng hộ và tài trợ cho giai đoạn thử nghiệm, do Viện phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) quản lý. Dự án hoạt động từ tháng 3-2008, tập trung vào các lĩnh vực: Nông sản, chăn nuôi và chế biến ; Thủ công-mỹ nghệ ; Dịch vụ-đào tạo.VNCF tài trợ không hoàn lại một phần tài chính (chiếm tới 49% tổng số vốn đầu tư) cho các dự án của doanh nghiệp nhằm tạo việc làm và phát triển kinh tế, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

Bố trí dân cư gắn với quy hoạch nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng 4/6,UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, KH&ĐT.

Cam kết về chất lượng đối với các dự án ODA

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 1993 đến năm 2009, đã có 39 dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là dự án ODA) thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị viện trợ 97,187 triệu USD.

Cắt điện luân phiên - giải pháp tối ưu là sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn diễn ra ở nhiều nơi, gây khó khăn cho việc vận hành an toàn hệ thống lưới điện và đảm bảo cung ứng điện tại các nhà máy thuỷ điện. Trước tình hình đó, ngành điện đã tập trung mọi biện pháp nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định, nhưng giải pháp tối ưu nhất hiện nay là mỗi người, mỗi nhà, các cơ quan, xí nghiệp… nên sử dụng điện tiết kiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục