Dự án ADB pha 1 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 1993 đến năm 2009, đã có 39 dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là dự án ODA) thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị viện trợ 97,187 triệu USD.
Ngoài ra, có 8 dự án ODA được khởi công năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 1.247 tỷ đồng. Xác định ODA là nguồn vốn quan trọng cần thu hút và sử dụng hiệu quả, tỉnh đã đốc thúc thực hiện các dự án ODA với tinh thần trách nhiệm cao, cam kết về chất lượng đối với từng dự án để không những thúc đẩy được một nguồn vốn lớn vào đầu tư phát triển mà còn khẳng định thiện chí, năng lực của Hoà Bình khi đón nhận sự hỗ trợ của đối tác quốc tế.
Trong buổi làm việc gần đây giữa UBND tỉnh với đoàn công tác của ADB và dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu đã khẳng định quan điểm của tỉnh khi đón nhận các dự án ADB nói riêng và dự án ODA nói chung: Hoà Bình trân trọng nguồn vốn của nhà tài trợ, coi đây là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế, sức khoẻ cộng đồng… Thực tế những năm qua, ODA là một trong những nguồn vốn có đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường tại các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh. Do đó, tỉnh luôn xác định rõ cần thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA để tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc phát triển KT-XH.
Trao đổi về nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhu cầu là rất lớn, đơn cử như hai lĩnh vực trọng yếu là thuỷ lợi và giao thông: Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh hiện có 1.778 công trình các loại với 1.285 công trình kiên cố và 493 công trình bai tạm. Trong tương lai gần cần xây dựng mới 227 công trình, sửa chữa nâng cấp 138 công trình… Về nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn. Mặc dù hiện nay đã có khoảng 50% số đường huyện và xã được nâng cấp nhưng tỷ lệ đường cấp phối và đường đất còn cao, ước tính vẫn có khoảng 1.908 km đường giao thông nông thôn cần nâng cấp và cải tạo. Để đạt mục tiêu đến năm 2010 cứng hoá 55% tổng số đường giao thôn nông thôn, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, đòi hỏi tỉnh phải huy động nhiều nguồn lực và một trong những nguồn lực quan trọng là vốn ODA. Mới đây, với cam kết sử dụng hiệu quả nguồn vốn ADB khi tham gia dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”, tỉnh đã rà soát và lựa chọn đề xuất thực hiện 5 tiểu dự án với tổng mức đầu tư 234 tỷ đồng, bao gồm 153 tỷ đồng đầu tư lĩnh vực thuỷ lợi và 81 tỷ đồng đầu tư lĩnh vực giao thông.
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các dự án ODA, những năm gần đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tích cực công tác xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư và tiếp nhận viện trợ nước ngoài. Kết quả trong 5 năm (2006 – 2010), tỉnh đã vận động kêu gọi được 29 dự án ODA và NGO (dự án sử dụng các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ), đồng thời mở rộng được quy mô đầu tư của 11 dự án ODA. Hiện tại, có 23 dự án ODA đang thực hiện trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư 951,18 tỷ đồng (gồm 758,8 tỷ đồng vốn ODA và 192,3 tỷ đồng vốn đối ứng), 31 dự án NGO do 17 tổ chức Phi Chính phủ viện trợ với tổng vốn cam kết tài trợ là 5.173.500 USD. Ngoài ra, tỉnh đang vận động 8 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến 853,692 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 5 dự án thuộc nguồn vốn Chương trình tín dụng chuyên ngành JICA (Nhật Bản) đã được nhà tài trợ chấp thuận, đang hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án với tổng mức đầu tư 150,32 tỷ đồng. Dự kiến, các dự án này sẽ được bắt đầu ngay trong năm 2010.
Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra đối với một tỉnh nghèo như Hoà Bình khi vận động và thực hiện các dự án ODA không chỉ là khả năng huy động vốn đối ứng mà còn là khả năng quản lý dự án. Mỗi dự án ODA được thực hiện trong một khoảng thời gian với nguồn lực và kinh phí nhất định, đòi hỏi các nhà quản lý - cụ thể là địa phương đón nhận dự án - phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lộ trình thực hiện để hoàn thành dự án đảm bảo cả tiến độ lẫn chất lượng đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, giải pháp ưu tiên hàng đầu và được coi là vấn đề then chốt cần thực hiện là tăng cường quản lý, cụ thể là tăng cường hiệu quả các khâu khảo sát, điều hành và giám sát thực hiện dự án.
Thu Trang
Nếu chứng minh được mức độ thiệt hại, khách hàng hoàn toàn có thể kiện được ngành điện
(HBĐT) - Trong bối cảnh có dịch bệnh tai xanh, các chủ chăn nuôi đang ở trong tình trạng khó khăn tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Họ mong muốn các cơ quan chức năng cần đổi mới cơ chế quản lý là cách giúp đỡ thiết thực nhất cho các chủ chăn nuôi.
Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo, trang trí của nhiều cơ sở dịch vụ, cửa hàng, trung tâm thương mại… vẫn thoải mái phô sức nóng suốt đêm.
Liên quan đến quá trình hậu đấu giá chọn nhà đầu tư tại khu đất hình tam giác rộng hơn 13.000m2 nằm tại vị trí đắc địa thuộc khu vực trung tâm, các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh vừa đề nghị xem xét khoản hỗ trợ 1.500 tỷ đồng cho ngân sách của đại diện Liên danh Khánh Gia.
Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm nếu Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền, mạnh tay xử lý ngân hàng thương mại làm rối thị trường
Ngày 2-6, ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm - Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (TKV) cho biết, TKV đang làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về lựa chọn hướng tuyến đường bộ phục vụ vận tải công nghiệp nhôm.