Ông Toàn ngậm ngùi nhìn những lồng cá đã chết của mình

Ông Toàn ngậm ngùi nhìn những lồng cá đã chết của mình

(HBĐT) - Sau cơn mưa đầu mùa, hàng trăm lồng cá của bà con ở các huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc trên vùng lòng hồ Hòa Bình chết hàng loạt. Bao nhiêu vốn liếng, công sức nuôi được con cá của người nông dân bỗng chốc thành mây khói. Nhìn cá chết trắng lồng không bán, không ăn, không cho ai được họ chỉ biết ngậm đắng và biết kêu trời.

 

Bỗng chốc thành tay trắng

 

Tôi định xuống tận lồng cá để xem thực hư như nào thì ông Nguyễn Văn Toàn ở xóm Mới, xã Thung Nai, huyện Cao Phong ngăn lại: Anh đừng xuống, nước độc lắm, nước “ăn” chân đấy. Rồi ông vạch chân lên cho tôi xem. Đôi chân của ông tím tái, dọc từ đầu gối xuống đến bàn chân mọc chằng chịt mụn mưng mủ. Ông phân bua: Mấy hôm cá chết, tôi lội xuống chẳng hiểu sao bị mụn như thế này. Chưa năm nào nước cạn, cá chết nhiều như năm nay. Từ hôm biết cá chết, cả hợp tác xã chẳng ai xuống lồng cả. Rồi ông kể: Buổi sáng ngày 4/6, tôi vẫn cho cá ăn bình thường. Buổi trưa trời nắng thấy cá chìm xuống lồng tưởng cá nóng chui xuống cho mát. Đến chiều thì thấy hiện tượng cá chết. Hôm sau, cả 9 lồng đều chết hết cá trong đó có 400 con cá quất mới thả từ hồi đầu năm. Thiệt hại của gia đình gần 100 triệu đồng. Nói xong, anh Toàn đứng tẩn ngẩn người một lúc vì thấy tiếc của. Cách đây 2 năm, để đầu tư 9 lồng cá gia đình ông phải đi vay ngân hàng 50 triệu đồng. Đến cuối năm nay là được thu cá để trả ngân hàng. Đến giờ thành tay trắng. Hôm cá chết nhiều không mang bán được, cho cũng chẳng ai thèm lấy vì nhà nào cũng có cá chết. Ngoài cá lồng, cá tự nhiên chết trắng sông.  

 

Để đầu tư nuôi 4 lồng cá chắm, cá ngạnh, anh Nguyễn Ngọc Huynh ở xóm Mới, xã Thung Nai phải vay tiền ngân hàng. Tổng vốn đầu tư của anh vào khoảng 50 triệu đồng. Sau trận mưa đầu mùa cá chết hết. Anh cho biết: Cá còn nhỏ nên không bán được con nào. Mà cũng chẳng ai thèm ăn cá chết. Giờ không biết “xoay” đâu tiền để trả ngân hàng. May mắn hơn ông Toàn và anh Huynh anh Bùi Văn Nam cũng ở xóm Mới bán được hơn 1 triệu đồng từ 2 lồng nuôi của mình. Anh cho hay: lúc thấy cá lờ đờ yếu tôi biết chuyện chẳng lành nên bắt mang đi bán. Lúc đó cá còn sống nên bán được tuy giá rẻ đi. Nếu cá khỏe mạnh thì 2 lồng cá trắm của tôi lúc nào cũng ít nhất được 6 triệu đồng  

 

Ông Toàn cho biết thêm: Hợp tác xã nuôi cá ở xã Thung nai có 12 hộ nuôi 42 lồng, trong đó có 4 lồng cá  quất. hầu hết các hộ đều có cá chắm định cuối năm nay bán. Đến nay đã chết gần hết. Ước thiệt hại trên 500 triệu đồng. Không chỉ ở Thung Nai mà tại nhiều xã ở vùng lòng hồ cá chết trắng. Theo thông tin từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đà Bắc thì trong những ngày vừa qua mưa đầu mùa đã làm chết 280 lồng cá ở các xã Vầy Nưa, Tiền Phong và Đồng Ruộng. Trong đó xã Vầy Nưa có thiệt hại nặng nề nhất là 160 lồng. Xã Đồng Ruộng có 25 lồng thì cá chết hết. Ước thiệt hại toàn huyện trên 5,6 tỷ đồng. Tại các xã Tân Mai, Tân Dân, Phúc Sạn huyện Mai Châu đều có cá chết. Riêng xã Phúc Sạn có 30 lồng nuôi đều chết hết.

 

Thiếu ô xi hay chất độc

 

Trên địa bàn toàn tỉnh ở vùng lòng hồ Hòa Bình có 1.100 lồng cá nuôi. Qua khảo sát sơ bộ của Chi cục Thủy sản số lồng cá chết nhưng ước tính khoảng 50%. Ông Bùi Văn Chủm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Ngày 3/6 Chi cục đã tiến hành kiểm tra mẫu nước tại khu vực thành phố Hòa Bình cho thấy lượng ô xi hòa tan trong nước thấp. Qua kiểm tra 5 điểm thì thấy lượng ô xi chỉ đạt từ 0,5 mg/l đến 2mg/lít. Trong khi đó lượng ô xi phải đạt trung bình 3mg/lít thì cá có thể sống bình thường. Đó là nguyên nhân cá tự nhiên dạt vào bờ tìm đến những nơi có dòng nước chảy. Hàng năm hiện tượng này thường xảy ra vào đầu mùa mưa. Nhưng lượng cá chết không đáng kể. Ngoài ra theo đánh giá thì do hồ Hòa Bình cạn nước nên lượng phù xa, xác cây có nhiều độc tố ở trên rừng. Khi mưa đầu mùa về trôi các chất này xuống sông gây ra hiện tượng cá ngạt chết. Mặt khác môi trường thay đổi đột ngột do lượng phù xa về gặp thời tiết âm u nên tảo không tạo được ô xi. Có nhiều người dân với được các loại cá da trơn nhưng khi đưa sang môi trường nước khác cá lại sống được bình thường chứng tỏ nước ở hồ có hàm lượng ô xi.

 

Ông Toàn ở Thung Nai cho biết thêm: Sau khi thấy cá có hiện tượng lạ, tôi đã chui xuống lồng đo được lượng ô xi trong nước chỉ đạt 0,4mg/lít và đến sáng 5/6 đo đựơc 0,9mg/lít. Cũng theo ông Chủm, qua khảo sát Chi cục thấy ô xi trong nước thiếu còn nguyên nhân do độc tố nào gây ra thì Chi cục không thể xác minh được mà cần phải đến cơ quan chức năng khác vào cuộc.  

 

                                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác

Ngành ngân hàng chú trọng đơn giản thủ tục, tạo điều kiện cho đối tượng vay vốn
Sắt thép nhập khẩu về cảng Sài Gòn - TPHCM
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tư nhân chi 1 tỷ USD xây thủy điện

Với số vốn đầu tư ước tính gần 1 tỷ USD, dự án thủy điện tích năng Đông Phù Yên (Sơn La) công suất 1.500 MW dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

Huyện Đà Bắc chủ động các biện pháp phòng chống lũ bão và TKCN

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc là khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở và lũ quét, gây nên những thiệt hại không nhỏ về người, tài sản và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, công tác phòng chống lũ bão tại địa phương luôn được quan tâm, chú trọng nhằm hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do bão lũ gây ra.

Kim Bôi thu 9 tỉ đồng BHXH, BHYT bắt buộc

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 4.600 đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, trong đó có 713 đối tượng chỉ tham gia BHYT. Từ đầu năm đến nay, BHXH huyện đã thu tiền BHXH, BHYT bắt buộc đạt 9 tỉ đồng.

Trường Sơn: Từng bước thoát nghèo, ổn định đời sống của nhân dân

(HBĐT) - Xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn có 450 hộ với 2,116 khẩu, hiện nay, đời sống của nhân dân trong xã đã từng bước được cải thiện, phát huy tiềm năng lợi thế, vượt khó đi lên, xoá đói giảm nghèo.

Thêm nhiều ưu đãi cho đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng “quên” quản trị rủi ro

Áp lực tăng vốn điều lệ, chạy theo lợi nhuận khiến các ngân hàng (NH) đẩy mạnh tín dụng, bất chấp rủi ro. Nợ xấu của nhiều NH đang ở mức khá cao và tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục