Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè (NBC) là một trong những doanh nghiệp (DN) hưởng ứng Chương trình "Ðồng hành cùng DN dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc" ngay từ những ngày đầu phát động.
Quý 4-2009, NBC đóng góp vào Quỹ hỗ trợ đồng bào vùng biển đảo của Chương trình số tiền 149,5 triệu đồng. Ðể có thể đóng góp nhiều hơn cho Chương trình, NBC tập trung mở rộng thị trường trong nước, tăng doanh thu.
Theo Chủ tịch HÐQT NBC Dương Thị Ngọc Dung, chiến lược phát triển thị trường trong nước của NBC là phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm phủ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đưa những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng đến người tiêu dùng cả nước. Các sản phẩm may mặc áo sơ-mi nam nữ, quần âu, bộ vét-tông nam nữ, áo khoác nữ... hiện đã có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại từ cửa hàng đến siêu thị, trung tâm mua sắm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng.
Là DN sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nhưng NBC tham gia thị trường trong nước sớm hơn so nhiều DN khác trong ngành dệt may Việt Nam. Năm 1997, sản phẩm của NBC bán tại thị trường nội địa là hàng tồn xuất khẩu, DN chưa có ý thức sản xuất hàng phục vụ thị trường trong nước. Từ năm 2000, trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường trong nước, NBC đã xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh cho thị trường này nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của mình đối với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước tìm mua sản phẩm của NBC không chỉ vì sản phẩm của NBC đạt chất lượng, giá cạnh tranh mà còn là dịch vụ chăm sóc khách hàng như may đo tại các cửa hàng.
Thời gian qua, NBC đặc biệt chú trọng đầu tư vào công tác thiết kế, nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm khác nhau với những thương hiệu phù hợp nhiều đối tượng khách hàng với những phân khúc thị trường trong nước khác nhau. Dòng sản phẩm Novelty được tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng nội địa có thu nhập trung bình đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Năm 2007, những sản phẩm mang thương hiệu Novelty được người tiêu dùng trong nước chú ý, nhờ đó, doanh thu nội địa đạt 60 tỷ đồng.
Coi thị trường nội địa là thị trường trọng điểm, NBC đã có bước đột phá trong việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, mạnh dạn liên kết về thiết kế và kỹ thuật với nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp người I-ta-li-a Lucas Hubscher và các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi ở Việt Nam như Lâm Hồng Phúc và Ðỗ Mạnh Cường xây dựng một số thương hiệu mạnh. Sau khi đã thành công ở thương hiệu Novelty, năm 2009, NBC đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu mới với cách đi riêng của mình. Ðầu tiên là triển khai xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của TCT, với thương hiệu mới "NBC" thay cho "Nhabeco", sau đó tập trung xây dựng dòng sản phẩm thời trang công sở Mattana dành cho nam, nữ và thương hiệu De Celso là dòng sản phẩm cao cấp sang trọng và hiện đại.
Từ tháng 1-2009, dòng sản phẩm Mattana từ áo sơ-mi, vét-tông, quần tây cho đến T-shirt, quần ka-ki, áo khoác được bán và may đo tại hơn 100 cửa hàng mang phong cách riêng của hệ thống phân phối Mattana Fashion. Ngay tại các cửa hàng này, khách hàng được tư vấn các xu hướng thời trang mới nhất, và dù mang phong cách thiết kế châu Âu, nhưng Mattana lại rất phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, kể cả vóc dáng, chất liệu, kỹ thuật cắt may... Ðặc biệt, các sản phẩm Mattana đều được quản lý nghiêm ngặt tiêu chuẩn hàm lượng Formaldehyde nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Sau gần một năm ra mắt, đến nay, giới tiêu dùng trẻ trong nước đã dần dần yêu thích.
Ngoài việc đầu tư thiết kế, để nâng cao giá trị thương hiệu, trong những năm qua, NBC đã mở rộng đầu tư, đầu tư có hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước như các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Ðà Lạt, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Ðịnh... Ðược thành lập từ năm 1973 với hai xí nghiệp ban đầu, đến nay NBC đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị hạch toán độc lập, tám công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ khác với gần 17 nghìn cán bộ, công nhân viên, 13 nghìn máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại của I-ta-li-a, Nhật Bản và dây chuyền công nghệ sản xuất bộ vét-tông hiện đại nhất và lớn nhất khu vực Ðông - Nam Á. NBC đáp ứng yêu cầu số lượng lớn, chất lượng cao các sản phẩm may mặc của khách hàng xuất khẩu và khách hàng trong nước. Ðây cũng là một trong những đơn vị trong Tập đoàn dệt may Việt Nam đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, triển khai ứng dụng chuyền Lean vào sản xuất, vì vậy mà tiết kiệm chi phí, năng suất lao động được tăng lên đáng kể.
Chủ tịch HÐQT Dương Thị Ngọc Dung cho rằng, để sản phẩm của NBC có lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước thì cùng với yếu tố chất lượng sản phẩm, NBC đặc biệt quan tâm yếu tố giá bán để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ðể giảm chi phí, hạ giá thành và ổn định lực lượng lao động, NBC chú trọng việc thu hút lao động tại những địa phương mà DN đầu tư phát triển các nhà máy mới. Dự kiến tháng 9-2010 tại tỉnh Bình Ðịnh, một số dự án sẽ được khởi công xây dựng như Khu phức hợp NBC rộng 17 ha tại huyện Phù Cát, Công ty cổ phần may An Nhơn (huyện An Nhơn) đi vào sản xuất bộ vét-tông nữ, hàng thể thao và mở rộng sản xuất Công ty cổ phần may Tam Quan sản xuất sơ-mi, quần âu, áo giắc-két để nâng năng lực sản xuất cho thị trường nội địa 15% tại cụm công nghiệp NBC có diện tích 16,7 ha do DN đầu tư tại huyện Hoài Nhơn.
LÀ một trong 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam, NBC có mạng lưới bán hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, hơn 200 cửa hàng phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước và các hệ thống cửa hàng Matana, siêu thị lớn như Coop Mark, Big C, Vinatex Mark, Metro. Với việc tích cực tham gia Chương trình "Ðồng hành cùng DN dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc", NBC mong muốn đóng góp nhiều hơn góp phần tạo hiệu quả to lớn và thiết thực của Chương trình.
Theo ND
(HBĐT) - Năm 2009, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Đà Bắc đã chọn xã Tu Lý để xây dựng mô hình nuôi gà an toàn sinh học. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện, nhiệt tình, có nhu cầu cao muốn được chuyển giao các tiến bộ KHKT mới trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho thu nhập cao.
Công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và hạ tầng cơ sở thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Theo kế hoạch, sân bay Lai Châu sẽ chính thức đi vào hoạt động, phục vụ hành khách vào năm 2012 với dự báo chỉ tiêu vận chuyển 7.300 hành khách/năm, sau đó tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng, đến năm 2030.
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
(HBĐT) - Khu Công viên Nông nghiệp là một mô hình liên hợp nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ liên hoàn và khép kín đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia. Với một số tiêu chí cơ bản là: giải quyết vấn đề đất đai, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nông dân, sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản sạch và phát triển bền vững, mô hình đang được Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT nghiên cứu và thí điểm tại huyện Lạc Sơn.
Về khái toán 90 tỉ USD thực hiện quy hoạch Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân: "Nguồn chính là từ đất đai".