Công ty CP cà phê Thái Hòa - Hòa Bình chuẩn bị cây giống để mở rộng diện tích
(HBĐT) - Khu Công viên Nông nghiệp là một mô hình liên hợp nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ liên hoàn và khép kín đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia. Với một số tiêu chí cơ bản là: giải quyết vấn đề đất đai, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nông dân, sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản sạch và phát triển bền vững, mô hình đang được Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT nghiên cứu và thí điểm tại huyện Lạc Sơn.
Năm 2007, Tập đoàn Thái Hòa triển khai dự án trồng trồng và phát triển 850 ha cà phê nguyên liệu tại các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ của huyện Lạc Sơn với diện tích giai đoạn I là 90,5 ha. Dự án được thực hiện theo hình thức: hộ nông dân góp đất, Công ty đầu tư về vốn, phân bón, cây giống, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Người dân góp đất được coi là một thành viên của Công ty, được hưởng các chế độ, hưởng cổ tức, sở hữu cổ phiếu. Quỹ đất tham gia góp vốn được tính giá trị bằng đơn giá thuê đất mà UBND tỉnh quy định cho từng khu vực để tính vào cổ phần đóng góp... Việc phát triển cà phê theo phương thức cổ phần hóa đã được chính quyền và các hộ dân đồng tình ủng hộ. Đây là mô hình mới thể hiện sự sáng tạo trong thực hiện mối liên kết “Bốn nhà” để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả hơn.
Đến nay, hơn 64 ha cà phê của Công ty được trồng từ năm 2007 đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Tuy mới chỉ là thành công bước đầu nhưng đã tạo bước chuyển biến tích cực về chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở các xã vùng cao. Ông Ngô Thanh Hùng, Giám đốc Công ty Thái Hòa – Hòa Bình cho biết: Mục tiêu phấn đấu của Công ty là xây dựng vùng nguyên liệu cà phê tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn gắn với du lịch sinh thái mang bản sắc văn hóa Mường nhằm thu hút khách du lịch và tạo ra vùng cà phê có thương hiệu riêng, có giá trị xuất khẩu cao. Tiến tới việc xây dựng khu công nghiệp sản xuất, chế biến cà phê liên hoàn, tiêu thụ toàn bộ sản lượng cà phê cho các tỉnh khu vực phía Bắc.
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê của Tập đoàn Thái Hòa triển khai thực hiện tại các xã vùng cao thuộc huyện Lạc Sơn có nhiều điểm phù hợp với tiêu chí Khu công viên nông nghiệp mà Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT đang nghiên cứu, triển khai thí điểm tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nam Định và Hòa Bình. Theo ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quy mô của mỗi Khu công viên nông nghiệp có thể khác nhau tuỳ thuộc điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng địa phương, địa bàn kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của Khu công viên nông nghiệp là tạo ra những khu liên hợp kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp – công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, nông nghiệp là trọng tâm. Với mô hình này, người nông dân sẽ có điều kiện để sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao hơn, sạch hơn và đặc biệt sản phẩm của Khu công viên nông nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Việc sản xuất, chế biến, vận chuyển liên hoàn chặt chẽ cũng tạo điều kiện cho đầu tư xử lý môi trường theo tiêu chuẩn. Điều quan trọng là dự án đã đáp ứng những yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ-TƯ của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là: Thân thiện môi trường, sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng cao, giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Với những kết quả tích cực đạt được trong quá trình triển khai thực hiện dự án, ngày 5/5/2010, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ-HU “Về trồng cây cà phê” với quan điểm: “Xây dựng và phát triển cây cà phê tại các xã vùng cao nhằm mục đích đưa Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào thực tiễn tại huyện Lạc Sơn. Các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Tân Mỹ được xác định là vùng trọng điểm của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả cao”. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng các xã vùng cao thành vùng trồng cà phê có quy mô lớn. Dự kiến từ 850-1.000 ha cà phê doanh nghiệp và 1.000-1.500 ha cà phê nhân dân tại 3 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ và một số xã khác có điều kiện trong huyện, nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu để xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu trên địa bàn huyện”.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Thái Hòa hồi đầu năm 2010, ông Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao mô hình xây dựng vùng nguyên liệu cà phê theo hình thức cổ phần hóa. Dự án được triển đã tạo ra một loại cây trồng mới góp phần xóa đói, giảm nghèo, giúp bà con nơi đây vươn lên làm giầu. Tỉnh xác định đây là bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây cà phê là mục tiêu trước mắt và lâu dài, là mô hình điểm để từng bước nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty CP Thái Hòa – Hòa Bình phải tiến hành nhanh hơn và có phương án đầu tư phù hợp để cây cà phê thực sự là cây trồng có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng đề án chi tiết về thực hiện cổ phần hóa phát triển cà phê tại 3 xã của huyện Lạc Sơn. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao sở NN&PTNT nghiên cứu xây dựng và báo cáo quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh với diện tích khoảng 2.000 ha, trước hết là tại 3 xã vùng dự án phát triển cà phê của Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn.
Hiện nay, tỉnh ta đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến, du lịch với trên 254 dự án, tuy nhiên để có một khu liên hợp các ngành nghề thì vẫn đang trong quá trình mời gọi đầu tư. Theo đó, tỉnh cũng đã sẵn sàng mọi điều kiện cần thiết để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và xây dựng Khu công viên nông nghiệp.
Hoàng Toản
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2010 thời tiết hạn hán cùng với dịch bệnh rầy và lùn sọc đen đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất lúa. Giống lúa chịu được hạn, dịch bệnh luôn là lựa chọn hàng đầu của bà con nông dân trong những vụ tới.
Mỹ ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia chính thức Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một cơ chế hợp tác khu vực có thể tác động gia tăng nhanh chóng thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may cả nước trong 5 tháng đầu năm đã đạt kim ngạch 3,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 11-6, Tổng công ty Thép VN (VNSteel) trụ sở phía Nam tiếp tục điều chỉnh giá thép giảm thêm 600.000 đồng/tấn đối với thép cuộn, 300.000 đồng/tấn đối với thép cây chỉ sau ba ngày, tính từ 8-6.
Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn các biện pháp hạ lãi suất như chỉ đạo của Chính phủ.
(HBĐT) - Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thi công tuyến đường 500 kV Sơn La – Hòa Bình – Nho Quan, phấn đấu đến tháng 8/2010 bàn giao phục vụ công tác đóng điện xung kích để chuẩn bị cho việc hoà lưới tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Sơn La vào cuối năm 2010.