Mướp đắng của gia đình CCB Hà Viết Công luôn tiêu thụ nhanh tại thị trường Hà Nội

Mướp đắng của gia đình CCB Hà Viết Công luôn tiêu thụ nhanh tại thị trường Hà Nội

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm mô hình trồng cây hoa màu của CCB Hà Viết Công, xóm Bãi Xe, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi khi đang vào vụ thu hoạch mướp đắng. Nhìn những dàn mướp trĩu quả, chúng tôi biết năm nay gia đình ông sẽ lại gặt hái một mùa vui.

 

Năm 1984, ông rời quân ngũ trở về quê hương ở Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với hai bàn tay trắng. Đất nước sau chiến tranh với biết bao khó khăn. Cùng với  đó thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra khiến cho đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn. Cái đói, cái nghèo rình rập, ông bàn bạc với vợ tìm phương án thoát nghèo. Chia sẻ với chúng tôi những quyết định khó khăn trước khi đến vùng đất mới lập nghiệp: “Cũng biết khi đó quê mình nghèo, đói, hay xảy ra thiên tai. Nhưng để quyết tâm ra đi đến nơi mới lập thân, lập nghiệp tôi đã phải trăn trở nhiều đêm. Đầu óc lúc nào cũng quẩn quanh với mấy câu hỏi: đến đó mình sẽ làm gì?, sẽ có những khó khăn, trở ngại gì? Gia đình có hòa nhập được với cuộc sống mới không?... Rất nhiều điều còn băn khoăn, nhưng rồi hai vợ chồng cũng quyết “khăn gói lên đường”.

Năm 1999, gia đình ông bắt đầu cuộc sống mới tại  đây. Ban đầu, hai vợ chồng ông trồng ngô, lúa cũng chỉ đủ ăn. Dần dần, ông chuyển sang mô hình trồng rau sạch đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Tích góp được chút vốn, cùng với việc tham gia các lớp tập huấn KHKT của xã, huyện và tham khảo qua sách, báo gia đình ông quyết định đầu tư sang trồng bí đỏ và mướp đắng. Bên cạnh đó, ông vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng lúa và ngô.

Nhờ  vào nguồn vốn vay của Hội Phụ nữ, Hội CCB, Ngân hàng Chính sách huyện Kim Bôi, ông mở rộng diện tích canh tác theo từng năm. Hiện tại, gia đình ông đang thu hoạch mướp đắng trên diện tích 3.600m2, trừ hết chi phí lợi nhuận đạt trên 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, trên 1 ha bí đỏ năm vừa qua cho sản lượng xấp xỉ 100 tấn với giá bình quân 3.100 đồng/kg. Ông tâm sự: “Bí đỏ là thương phẩm ổn định, dễ tiêu thụ, đó là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh. Hơn nữa, bí đỏ cho thu hoạch cũng dễ bảo quản khi chưa bán được ngay”. Năm qua, gia đình ông được mùa bí đỏ, sản lượng cao, giá thành tăng trừ hết chi phí cũng thu về được trên 40 triệu đồng. 

 Là  người kinh doanh có uy tín, ông đã tạo lập được đầu mối tiêu thụ hàng ổn định tại Hà Nội. Gia đình ông thu hoạch xong vụ nào là bán gọn ngay vụ đấy. Có những năm thị trường sản phẩm nông nghiệp bị chững lại bà con trong vùng thu hoạch mà không tiêu thụ được nhưng nhà ông vẫn luôn luôn “cháy” hàng. Cũng từ đó, để giúp mọi người trong vùng, ông đã chủ động thu gom hàng, rồi tiêu thụ giúp bà con. Công việc ngày càng nhiều, gia đình ông phải thuê thêm lao động trong vùng. Tháng cao điểm của vụ mùa, gia đình ông phải thuê thêm 20 – 30 lao động với 50.000 đồng/ngày.

                                                                                          Hồng Nhung

 

Các tin khác

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai chương trình “hàng Việt về nông thôn” tại huyện Lạc Sơn và Kim Bôi

(HBĐT) - Từ ngày 24 đến ngày 27/6, Sở Công Thương đã tổ chức chương trình “hàng Việt về nông thôn” tại 2 huyện Lạc Sơn và Kim Bôi.

Ra mắt trang tin về dự án bất động sản tại Hà Nội

Trong một nỗ lực nhằm cung cấp đầy đủ và cập nhật nhất về các dự án bất động sản cho người dân trên địa bàn Hà Nội, ngày 27/6, Công ty Truyền thông Unique Media đã chính thức khai trương trang thông tin bất động sản tại địa chỉ www.thongtinduan.vn.

Chú trọng cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng

Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long là đơn vị trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) thuộc Bộ Xây dựng, nay thuộc Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, tiền thân là Nhà máy gạch Hạ Long được thành lập năm 1978 với công nghệ lò vòng do Ba Lan giúp đỡ.

Lo mía mất giá !

Điệp khúc “được mùa mất giá” lại đeo bám người trồng mía khu vực ĐBSCL

Bấp bênh trái cây

Tình trạng trái cây “tới mùa, rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua khiến nhà vườn mất ăn mất ngủ. Năm nay, thời điểm đầu vụ giá trái cây cao chót vót nhưng mấy ngày nay bắt đầu sụt giảm liên tục.

Cao Phong - Người dân bỏ trồng mía nguyên liệu

(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận nhiều lần xôn xao vì tình trạng “cháy” mía nguyên liệu của các nhà máy đường. Đương nhiên, mía nguyên liệu đang trên đà tăng giá. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu người dân đổ xô trồng mía trắng - nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nhưng thực tế hiện nay tại Cao Phong đang diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục