Quyết định tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) của Chính phủ trong thời gian gần đây đang là điểm nóng công luận. Chiều qua 2-7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đã trả lời vấn đề này.
PV: Thưa ông, phải chăng Chính phủ quá ưu ái Vinashin nên đã thực hiện tái cơ cấu để giảm nợ cho tập đoàn này?
- Ông PHẠM VIẾT MUÔN: Nói Chính phủ ưu ái Vinashin là không đúng. Đóng tàu là một ngành trọng điểm của Nhà nước để phát triển kinh tế biển. Chính phủ không ưu ái Vinashin. Tập đoàn này cũng như bất cứ doanh nghiệp nào khác, phải hoạt động đúng luật, tiền vay ngân hàng phải sử dụng đúng. Để xảy ra tình trạng hiện nay có nguyên nhân từ bên ngoài (khủng hoảng kinh tế), nhưng bên trong là chính (đầu tư dàn trải, điều hành yếu kém..).
Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo Vinashin kiểm điểm trách nhiệm, nếu sai phạm phải xử lý. Khi tái cơ cấu tập đoàn, một số dự án được chuyển về các nơi, trong đó có những dự án đã đầu tư tương đối toàn diện, có dự án mới có tên. Việc chuyển các dự án, trong đó có đội tàu về Tổng công ty Hàng hải có thể gây khó khăn cho đơn vị này nhưng sẽ không khó khăn bằng khi ở Vinashin.
Vinashin hạ thủy một tàu chở hàng. |
- Hiện nay, nợ của Vinashin là bao nhiêu, khi chia tách tính thế nào?
- Tổng tài sản của Vinashin khoảng trên 90.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 80.000 tỷ đồng, khi tái cơ cấu sẽ chuyển nợ. Nợ của Vinashin được chuyển sang dầu khí, hàng hải khoảng 20.000 tỷ đồng. Mục tiêu tái cơ cấu Vinashin không phải giảm nợ, mà nhằm duy trì, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực đã và đang đầu tư, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng, đồng thời bảo đảm đời sống người lao động.
Trong hoàn cảnh hiện tại, dự án đó nếu để Vinashin làm sẽ không có tiền đầu tư, nhưng chuyển sang dầu khí sẽ có đủ tiền, vì ngành dầu khí cũng cần đóng tàu kim loại cho Dung Quất, Nghi Sơn... Phải tiếp tục đầu tư dể không bỏ phí những dự án đã và đang triển khai như ở Nam Định, Nghi Sơn...
- Thanh tra Chính phủ đang chuẩn bị thanh tra Vinashin. Việc tái cơ cấu này có làm ảnh hưởng đến cuộc thanh tra?
- Không làm ảnh hưởng. Vinashin vẫn sẽ bị thanh tra toàn diện.
- Bài học nào được rút ra từ vụ việc của Vinashin?
- Điều này tôi đã nhiều lần nói: tin thì tin nhưng phải kiểm tra. Dù đã có quy chế hoạt động cho tập đoàn, nhưng các bộ ngành phải kiểm tra, giám sát. Ở Vinashin có những dự án đã đầu tư, có những tàu đã mua nhưng Bộ GTVT không biết, Thủ tướng không biết, xong xuôi rồi mới hay. Bài học lớn nhất là trao quyền cho lãnh đạo tập đoàn nhưng phải tăng cường kiểm tra.
- Từ năm 2006, các chuyên gia đã cảnh báo không nên đầu tư cho ngành đóng tàu, Chính phủ có lắng nghe không?
- Các năm 2006, 2007 Vinashin hoạt động tốt. Năm 2008, suy giảm kinh tế tác động mạnh đến Vinashin. 166 hợp đồng đóng tàu trị giá 5 - 6 tỷ USD đã ký nhưng bị hủy, trong khi đó Vinashin đã đầu tư, nên rất khó khăn. Chúng tôi thường xuyên lắng nghe ý kiến các chuyên gia, cũng như tăng cường kiểm tra. Nhưng đúng là không ai có thể ngờ hết được, cũng giống như năm 2006 - 2007, không ai có thể dự báo kinh tế của năm 2008, 2009
Theo SGGP
(HBĐT) - Ngày 2/7, tại trung tâm thương mại AP Plaza, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tổng thể quy trình lập, chỉ đạo thực hiện và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm cấp xã đến tất cả các xã, phường, thị trấn và các huyện trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 1/7, tại xã Kim Bình, Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ (Bộ Công thương) phối hợp với Hội Nông dân huyện Kim Bôi mở lớp tập huấn Hội nhập kinh tế quốc tế cho hơn 70 đại biểu là lãnh đạo Hội nông dân, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Bắt đầu từ tháng 7, giai đoạn 2 của chương trình bán hàng nông thôn sẽ khởi động với sự cam kết tham gia của 60 doanh nghiệp trong nước
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 1/7, dầu thô xuống giá trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại trước hiện tượng kho dự trữ xăng của Mỹ ngày một đầy lên, đi đôi với những thống kê yếu ớt về thị trường lao động nước này.
Tối 1-7, tại Trung tâm Hội nghị White Palace đã diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp công bố chương trình hành động của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC).
Từ một đơn vị chỉ sản xuất duy nhất sản phẩm sợi các loại, đến nay, Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Hanosimex) đã có nhiều sản phẩm được khách hàng trong nước ưa thích, nhờ đó tăng doanh thu nội địa, đóng góp nhiều hơn cho Chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo của Tổ quốc".