Công nhân Công ty Rau quả nông sản Cao Phong chăm sóc vườn cam đạt chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu Cam Cao Phong

Công nhân Công ty Rau quả nông sản Cao Phong chăm sóc vườn cam đạt chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu Cam Cao Phong

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) theo Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, tỉnh ta có 5 nông trường thuộc diện chuyển đổi, trong đó 2 đơn vị là nông trường Cao Phong và nông trường Cửu Long đã thực hiện chuyển đổi trong năm 2007.

 

Trước thời điểm ngày 1/7/2010, Ban Chỉ đạo Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh đã trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án chuyển đổi đối với 3 nông trường còn lại. Như vậy, tiến trình chuyển đổi đã hoàn thành đúng thời gian quy định. 

 

Đề án Sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông trường quốc doanh tỉnh Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 160/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006. Theo đó, 5 nông trường sẽ chuyển đổi thành 3 công ty với sự sáp nhập của 3 nông trường là: 2/9, sông Bôi và Thanh Hà. Tuy nhiên, đến hết năm 2007 mới chỉ có 2 nông trường thực hiện chuyển đổi là nông trường Cao Phong (chuyển thành Công ty Rau quả nông sản Cao Phong) và nông trường Cửu Long (chuyển thành Công ty SXCBDC Cửa Long). Việc sáp nhập 3 nông trường còn lại do không khả thi nên trong một thời gian khá dài vẫn chưa thực hiện được.

 

Ông Vũ Văn Hậu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở NN&PTNT cho biết: Chính phủ xác định sắp xếp, đổi mới và phát triển các NLTQD là việc làm cần thiết, cần tiến hành khẩn trương nhằm quản lý có hiệu quả việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động và góp phần giữ vững ổn định KT-XH của địa phương. Thực tế tại tỉnh ta, việc quản lý sử dụng đất cũng như hiệu quả hoạt động của các nông trường có nhiều bất cập nên câu chuyện chuyển đổi càng đặt ra bức thiết. BCĐ Sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD tỉnh đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm thực hiện tốt chủ trương quan trọng này, đảm bảo các nông trường của tỉnh không bị bật ra khỏi lộ trình phát triển mà Chính phủ đã hoạch định.

 

Nhìn nhận diễn biến phức tạp và đặc biệt là các vấn đề phát sinh trong quá trình đổi mới, sắp xếp các NLTQD, gần đây, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo nhằm kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn” cho các địa phương. Cụ thể tại các Công văn số 1151/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 526/BNN-ĐMDN của Bộ NN&PTNT và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ đều nêu rõ nội dung: Các NLTQD đến thời điểm ngày 1/7/2010 mà chưa thực hiện chuyển đổi được thì trước mắt chuyển thành Công ty TNHH một thành viên do Bộ, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu và sẽ cổ phần hoá sau năm 2010. Đây được xem như cột mốc quan trọng để các địa phương hướng tới trong tiến trình chuyển đổi các NLTQD. Theo đó, 3 nông trường chưa chuyển đổi đã khẩn trương hoàn thiện đề án chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH 1 thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu các đề án, Sở NN&PTNT – thường trực BCĐ tỉnh đã báo cáo một số nội dung quan trọng, trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 1/7/2010, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn BCĐ Trung ương đề ra đối với việc chuyển đổi nông trường quốc doanh.

 

Theo ông Vũ Văn Hậu: Thực hiện chuyển đổi đồng nghĩa với việc các nông trường phải bứt ra khỏi “bầu sữa” ngân sách và đối diện với nhiều áp lực lớn của kinh tế thị trường. Qua xem xét có thể thấy các đề án được xây dựng với tinh thần nghiêm túc, trong đó đã đưa ra các giải pháp quan trọng sau chuyển đổi, như giải pháp quản lý và sử dụng đất đai, giải pháp về bộ máy tổ chức, giải pháp về khoa học công nghệ và thị trường, về tài chính và phương án sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất kinh doanh với việc xây dựng sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao… Chính vì vậy có thể tin rằng, các nông trường đã thực sự nhận diện được tầm vóc của mình, phát huy cao độ tính tự chủ để sẵn sàng vượt qua thách thức, đứng vững và phát triển sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Như vậy cũng có thể tin rằng, tiến trình chuyển đổi các nông trường của tỉnh ta sẽ đảm bảo cả về thời gian lẫn chất lượng thực hiện./.

 

                                                                                            Phan Anh

 

Các tin khác

Người dân Tiến Sơn đang từng bước thoát nghèo vững chắc, ổn định cuộc sống và lên làm giàu ngay trên quê hương mình
Nhiều ngân hàng đang tìm cách phát hành thêm cổ phiếu để đạt số vốn tối thiểu theo quy định
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quyết liệt thực hiện lộ trình giảm lãi suất

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 6,5%, chính sách tiền tệ trong sáu tháng đầu năm đã đạt được mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Giải ngân 243 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

(HBĐT) - Năm 2010, toàn tỉnh được phân khai 557,61 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân được 243 tỷ đồng, đạt 44% kế hoạch, bằng 169,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Sản lượng thuỷ sản đạt 1.056 tấn

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có diện tích ao, hồ nhỏ, ruộng nuôi cá đạt 2.064 ha; hồ chứa thuỷ lợi sử dụng kết hợp nuôi cá đạt khoảng 950 ha, số lồng nuôi cá đạt 1.100 lồng. Diện tích ương nuôi cá giống 57 ha, sản xuất được trên 12 triệu con cá giống các loại đạt chất lượng cung ứng cho các địa phương. 6 tháng đầu năm sản lượng thuỷ sản ước đạt 1.056 tấn, bao gồm khai thác tự nhiên 353 tấn, nuôi trồng 703 tấn.

Nhập siêu tháng 6 xuống thấp nhất từ đầu năm

Trái với những dự báo trước đó, cho rằng nhập siêu tháng 6 vẫn đứng ở mức cao với ước tính khoảng 1,2 tỷ USD, số liệu vừa được Tổng cục Hải Quan công bố vào ngày 9/7 cho thấy, nhập siêu tháng qua chỉ đạt xấp xỉ 742 triệu USD.

Việt-Lào-Campuchia cần hợp tác giải quyết "đôla hóa"

Theo một cuốn sách mới được phát hành của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ sử dụng ngoại tệ trong lưu thông ở Việt Nam là khoảng 20%, ở Lào khoảng 50% và ở Campuchia là hơn 90%.

Thực hiện gần 78 tỷ đồng đối với các dự án ổn định dân cư

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 dự án ổn định dân cư đang thực hiện với tổng mức đầu tư 121.863 triệu đồng. Ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 77.830 triệu đồng, trong đó giá trị giải ngân đạt khoảng 64.405 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục