Xã Yên Lập, Cao Phong phát triển cây mía hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân
(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng 3 của huyện Cao Phong, nhân dân có truyền thống cần cù lao động, chịu thương, chịu khó. Song từ lâu, cái đói, cái nghèo vẫn níu chân người dân.
Một mặt do điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí không đồng đều, kết cấu hạ tầng yếu kém; mặt khác do thiếu vốn đầu tư cho phát triển, chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, nhất là sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân về chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế vì vậy tỉ lệ hộ đói nghèo luôn ở mức cao trên 50%.
Thực trạng trên đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền Yên Lập phải đổi mới nhận thức trong lãnh đạo, điều hành. Phát huy nội lực, trên cơ sở điều kiện, tiềm năng của địa phương, tìm hướng phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo vì cuộc sống của 465 hộ với 2.086 nhân khẩu trong xã. Trong những năm qua, cấp uỷ chính quyền xác định đặt lên hàng đầu phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm vì vậy vấn đề áp dụng KHKT vào sản xuất là rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao để phục vụ tại chỗ và cung cấp ra thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Xã tập trung phát triển cây công nghiệp, cây lương thực như mía, ngô, khoai, sắn; sử dụng phụ phẩm của cây lương thực cung cấp thức ăn tại chỗ cho gia súc, gia cầm. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng của Yên Lập là 290 ha trong đó cây lương thực 204 ha, cây công nghiệp 86 ha, tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 700 tấn.
Để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá xã chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì vậy nhiều năm qua xã đã sử dụng có hiệu quả các chương trình đầu tư của nhà nước phục vụ khai hoang, thuỷ lợi, điện, đường giao thông nông thôn…với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thu nhập”. Những năm qua, xã đã tích cực vận động nhân dân tham gia chiến dịch toàn dân làm giao thuỷ lợi, huy động nhân dân tham gia hàng chục ngàn ngày công lao động tu sửa nạo vét hàng chục km kênh mương ở các xóm, đảm bảo đủ nước tưới tiêu. Hiện trên địa bàn xã có 6 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, trên 3 km kênh mương được kiên cố với mức đầu tư trên 2 tỉ đồng đang được sử dụng có hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể đã đứng ra tín chấp cho các hộ gia đình nghèo vay vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở thế mạnh địa phương chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp. Đảng bộ xã xác định trước hết phá thế độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi bằng cách tăng vụ, đưa giống mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật. Tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn về kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm, tập trung đầu tư thâm canh lúa lai, lúa thuần năng suất chất lượng cao; tập trung trồng các giống ngô lai; phát triển trồng cây mía tím... Ngoài các cây chủ lực là lúa, ngô, mía, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện, nhân dân trong xã vay vốn đẩy mạnh đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn gia cầm.
Cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, tổ chức tốt các dịch vụ sản xuất là việc chuyển đổi mạnh mẽ trong trồng trọt và chăn nuôi đó là hai khâu đột phá nhằm xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên no ấm trong xã. Kiên trì đổi mới trong lãnh đạo, nhờ tích cực vận động, hướng dẫn bà con sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo đói, vươn lên khá giả. Đến nay, xã đã giảm được hộ nghèo xuống còn 25,6%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2 triệu đồng (năm 2005) lên 5,5 triệu đồng/người/năm (năm 2009).
Đinh Thắng.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Nhà nước và quy hoạch của UBND thành phố, từ ngày 15/4/2010, lò giết mổ tập trung được đạt tại xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù chủ doanh nghiệp đã có nhiều ưu đãi đối với các hộ đưa gia súc vào giết mổ tại lò, nhưng sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động mới chỉ có 1 hộ tự nguyện đưa lợn vào mổ tại lò với số lượng 2 – 3 con /ngày.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.000 tổ hợp tác và 252 HTX đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có 43 HTX nông nghiệp, 174 HTX thương mại dịch vụ, 35 HTX công nghiệp TTCN. Tổng số vốn điều lệ của các HTX có 51 tỷ 542 triệu đồng, bình quân 1 HTX có 204 triệu đồng vốn điều lệ.
Thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, sau 4 lần giảm giá liên tiếp kể từ tháng 5, giá thép đã tăng trở lại từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng mỗi tấn trong tháng 7. Nguyên nhân được xác định là do phôi và thép phế trên thế giới đang tăng
Với việc giá lương thực tiếp tục giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6 và là mức tăng thấp nhất so với các tháng 7 kể từ năm 2004 đến nay. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của CPI kể từ đầu năm đến nay.
Ngày 25/7 tại Siem Reap, Campuchia, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC) đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả một năm hoạt động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Campuchia
Mục tiêu quan trọng của việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng cho Nhà nước. Song đến nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang cổ phần hóa (CPH) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do thiếu vốn, công nghệ lạc hậu và những bất cập từ cơ chế.