Mặc dù lo sợ dịch bệnh nhưng chị Phạm Thị Hồng ở xóm Tân Phong, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc vẫn tái đàn khôi phục chăn nuôi
(HBĐT) - Vào đầu tháng 5/2010 dịch lợn tai xanh bùng phát ở 4 xã, thị trấn huyện Tân Lạc. Sau hơn một tháng tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch, UBND tỉnh đã công bố hết dịch vào cuối tháng 6/2010. Vừa hết dịch, nhiều người dân đã tái đàn khôi phục lại chăn nuôi nhằm “gỡ” lại những thiệt hại vì dịch.
Gia đình chị Phạm Thị Hồng ở xóm Tân Phong xã Mãn Đức là hộ bị thiệt hại nặng nhất ở huyện Tân Lạc. Gia đình chị có 32 con lợn gồm cả lợn nái và lợn chuẩn bị xuất chuồng thì bị dịch chết phải đem đi tiêu hủy. Ước thiệt hại của gia đình chị khoảng trên 50 triệu đồng. Chị cho biết: Tôi bắt 2 con lợn của chương trình khuyến nông, khuyến lâm huyện đem về nuôi thì bị lây bệnh sang cả đàn. Sau khi đem đi tiêu hủy hết lợn, tôi lấy rơm đốt xung quanh chuồng, rắc vôi bột. Cứ 2 ngày một lần tôi phun thuốc khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại. Không đợi Nhà nước hỗ trợ sau khi công bố hết dịch, tôi vay tiền mua 26 lợn giống với tổng giá trị trên 18 triệu đồng về thả nuôi. Tuy vẫn, sợ dịch quay trở lại nhưng vẫn phải nuôi vì ở đây ngoài nuôi lợn chẳng biết chăn nuôi gì. Từ lần bị dịch vừa rồi, chị Hồng có thêm nhiều kinh nghiệm về công tác phòng dịch. Để tránh những rủi ro dịch bệnh, ngoài biện pháp phòng bệnh chị cẩn thận chọn giống lợn của những gia đình người quen. Biết rõ xuất xứ nguồn gốc của lợn giống nhà mình và trước khi đưa về nuôi chị tiêm phòng hết các loại bệnh.
Cũng như chị Hồng, nhà chị Lê Thị Mai ở xóm Tân Phong, xã Mãn Đức bắt 2 con lợn giống của mô hình về thì bị dịch. 11 con lợn nhà chị bị lây bệnh và phải đem đi tiêu hủy. Chị cho biết: Tiếc nhất là con lợn nái đẻ tốt và 8 con lợn cũng sắp xuất chuồng. Việc hỗ trợ của Nhà nước cũng giảm bớt phần nào thiệt hại của gia đình. Sau khi bị dịch gia đình chị cứ 2 ngày một lần phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột chuồng trại. Không đợi hỗ trợ chị tìm mua con lợn nái về gây đàn. Lần này trước khi bắt về nuôi chị tiêm phòng cẩn thận. Chị dự định khi tìm được đàn lợn “sạch” biết rõ nguồn gốc và đã tiêm phòng thì chị bắt thêm 10 con nữa. Chị cho biết: Sau dịch giá lợn giống cũng tăng lên so với trước. Như trước đây mua lợn giống giá 25 nghìn đồng/kg nay phải mua giá 30 nghìn đồng/kg. Tuy giá cao hơn nhưng vẫn phải mua vì mình làm nghề nuôi lợn này nhiều năm bỏ nghề cũng chẳng biết làm gì đành phải theo lao vậy.
Ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Dịch tai xanh ở Tân Lạc làm chết 170 con, tuy không ảnh hưởng lớn đến đàn lợn toàn tỉnh, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người chăn nuôi. Sau dịch, nhiều người chăn nuôi muốn tái đàn để phục hồi chăn nuôi nhưng do nguồn lợn giống “sạch” còn thiếu và giá lợn giống cũng cao hơn giá trước dịch. Một nỗi lo nữa là nguy cơ bùng phát dịch vẫn còn rất cao do mầm bệnh vẫn còn tồn tại ở môi trường sống. Tại vùng dịch Tân Lạc tỉ lệ lợn được tiêm phòng bệnh tai xanh chỉ chiếm 60% đàn lợn. Ngoài bệnh lợn tai xanh thì 3 bệnh đỏ (Tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả) là những loại bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tai xanh. Tỉ lệ tiêm phòng còn thấp hơn nhiều. Trên toàn tỉnh với 3 bệnh này tỉ lệ tiêm phòng chỉ chiếm 40%. Nguyên nhân là do nhiều người chăn nuôi chưa nhận thức được việc tiêm phòng cho đàn lợn của mình. Đối với nhiều người chăn nuôi nghề nuôi lợn là nghề chính của họ. Sau dịch nhiều người không muốn bỏ nghề. Do vậy, để nghề chăn nuôi phát triển bền vững trở thành mũi nhọn của các địa phương thì các cấp ngành cần nâng cao công tác tuyên truyền tiêm phòng phòng, chống dịch. Đối với những hộ muốn tái đàn người chăn nuôi cần phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, trước khi đưa lợn về phải tiêm phòng ngay và nuôi cách ly 5-7 ngày trước khi nhập đàn. Khi mua giống phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ của những con lợn giống.
Việt Lâm
(HBĐT) - Đó là thực tế sẽ xảy ra khi mà trên 100 km đường dây cao thế tạo thành một mạng lưới dày đặc vắt ngang dọc thành phố Hoà Bình sớm dưa vào vận hành sử dụng trong một vài tháng tới. Điều đáng nói về nguy cơ ở đây không phải khi ngành điện vận hành lưới điện 22kv có dòng điện cao hơn gấp gần 4 lần hiện nay đồng nghĩa với mức độ phóng điện cao hơn, mạnh hơn, mà chính là bởi ý thức cũng như cách mà người dân vẫn nhìn nhận hay trực tiếp “hành xử” với hệ thống điện hiện giờ.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thuỷ hiện có 526 cơ sở sản xuất CN-TTCN, trong đó có 4 cơ sở kinh tế tư nhân, 522 cơ sở kinh tế cá thể, thu hút trên 1.400 lao động vào làm việc. Các ngành nghề sản xuất chủ yếu là: cơ khí, mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng…
(HBĐT) - Với quyết tâm phát triển địa phương theo hướng đa ngành nghề, trong đó ưu tiên đẩy mạnh tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và thương mại dịch vụ (TMDV), Đảng bộ thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn đã tạo được những chuyển biến quan trọng trong giai đoạn 2005 – 2010, khai thác tốt nguồn lực sẵn có tại địa phương để thực hiện hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khoảng 1,53 tỷ USD đạt được trong tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm các sản phẩm ngành nông nghiệp ước đạt 10,13 tỷ USD, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2009.
Ngày 27/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1819/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
(HBĐT) - 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra.