Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khoảng 1,53 tỷ USD đạt được trong tháng 7, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm các sản phẩm ngành nông nghiệp ước đạt 10,13 tỷ USD, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong con số kể trên, các mặt hàng nông sản chính đạt 5,35 tỷ USD, tăng 8,06%; thuỷ sản đạt 2,45 tỷ USD và tăng 11,63%; lâm sản là 1,91 tỷ USD, tăng tới 31,41% so với cùng kỳ.
Nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ ước đạt 38,27 tỷ USD, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chiếm gần 26,5%. Sự tăng trưởng về giá trị kim ngạch như trên chủ yếu đạt được do giá xuất khẩu tăng cao hơn cùng kỳ, trong khi xuất khẩu cà phê, chè, gạo, cao su và sắn giảm về lượng.
Cụ thể, xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm ước đạt 4 triệu tấn với kim ngạch 1,97 tỷ USD, giảm 4,98% về lượng còn về giá trị duy trì ở mức xấp xỉ cùng kì năm trước do giá gạo xuất khẩu được cải thiện hơn. Giá xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm mặt hàng gạo đạt khoảng 500 USD/tấn, tăng nhẹ 6,66% so với cùng kỳ năm 2009.
Trái lại, cà phê ước xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 754 nghìn tấn và 1,06 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng và tới 9,22% về giá trị. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đang ở mức 1.399 USD/tấn, giảm 6,01% so với cùng kỳ năm 2009.
Các mặt hàng nông sản khác, trừ chè và cao su giảm về lượng, hầu hết đều tăng cả lượng và giá trị xuất khẩu. Riêng xuất khẩu cao su tháng 7 có sự khởi sắc khi đạt 60 nghìn tấn và thu về 165 triệu USD, đưa tổng lượng cao su xuất khẩu 7 tháng qua đạt 299 nghìn tấn với trị giá 821 triệu USD, giảm 10,36% về lượng nhưng tăng 71,19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.744 USD/tấn.
Trong khi đó, xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao nhất ngành nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ 7 tháng qua ước đạt 1,91 tỉ USD, tăng tới 31,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt trên 1,78 tỷ USD, tăng 32,6%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt 118 triệu USD, tăng 18,27 % so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký được hợp đồng đến cuối năm 2010, nhu cầu của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc tăng cao, ngoài ra giá bán tăng khoảng 3% so với năm 2009 cũng là một yếu tố làm giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh.
Với thủy sản, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này 7 tháng đầu năm đạt 2,45 tỷ USD, tăng 11,63% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng tôm (tôm đông lạnh và chế biến) vẫn giữ được vị trí đứng đầu, đạt giá trị 716,9 triệu USD và tăng 22,01%. Tiếp theo là cá tra và ba sa thu về 650,3 triệu USD, tăng 8,23%...
Cũng trong 7 tháng qua, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 7,52 tỷ USD, tăng 33,45% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu 2,61 tỷ USD, tính tới thời điểm này.
Theo TBKT
(HBĐT) - Yên Lập là xã vùng 3 của huyện Cao Phong, nhân dân có truyền thống cần cù lao động, chịu thương, chịu khó. Song từ lâu, cái đói, cái nghèo vẫn níu chân người dân.
Chiều 26/7, mạng viễn thông di động Viettel bất ngờ gửi tin nhắn tới các thuê bao trả sau thông báo về mức điều chỉnh giảm giá cước từ 10 - 15%.
Thời gian qua, dư luận rất bất bình về một vụ án kinh tế liên quan đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Các đối tượng trong vụ án này đã dùng các hợp đồng giả mạo để giao dịch làm ăn, qua mặt cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, hành vi này đã gây thiệt hại của Nhà nước hơn 2,7 triệu USD.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi Võ Duy Loan chiều 26-7 cho biết: toàn tỉnh có 404 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, 286 ha bệnh rầy nâu, 227 ha bị rầy lưng trắng, khô vằn và 144ha bị chuột cắn phá. Diện tích lúa bị thiệt hại nặng chủ yếu ở huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của ông Đinh Văn Vượng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khi trao đổi về những diễn biến quan trọng trong tình hình thu hút đầu tư (THĐT) của tỉnh thời gian qua. Theo ông Đinh Văn Vượng, với quan điểm “coi doanh nghiệp là đối tác”, tỉnh ta đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Nhà nước và quy hoạch của UBND thành phố, từ ngày 15/4/2010, lò giết mổ tập trung được đạt tại xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù chủ doanh nghiệp đã có nhiều ưu đãi đối với các hộ đưa gia súc vào giết mổ tại lò, nhưng sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động mới chỉ có 1 hộ tự nguyện đưa lợn vào mổ tại lò với số lượng 2 – 3 con /ngày.