Lãnh đạo huyện lạc Sơn và Tổng công ty Tập đoàn Thái Hoà tham gia xuống giống trồng cà phê tại xã Ngọc Lâu.
(HBĐT) - Sáng 1/8, Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình đã tổ chức xuống giống trồng cà phê niên vụ 2010. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tập đoàn Thái Hòa, đại diện cấp uỷ, chính quyền 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn.
Tại buổi lễ, đại diện Tổng công ty Tập đoàn Thái Hòa, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Sơn đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 18-NQHU của Huyện uỷ Lạc Sơn về phát triển vùng cà phê trên địa bàn huyện. Đại biểu dự buổi lễ cũng thảo luận đóng góp ý kiến và đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc phát triển vùng cà phê tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn theo hình thức cà phê doanh nghiệp cổ phần do các hộ nông dân tham gia góp đất.
Việc phát triển vùng cà phê nguyên liệu tại 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn được Công ty CP Thái Hòa - Hòa Bình chính thức triển khai từ tháng 6/2007, với giống cà phê chính là loại Catimo F7. Đến cuối năm 2009 đã trồng được 130 ha cà phê, gồm 60 ha cà phê doanh nghiệp và 70 ha cà phê do các hộ dân trồng được doanh nghiệp hỗ trợ giống, phân bón và chuyển giao kỹ thuật. Đến nay, lứa cà phê niên vụ 2008 đã có quả và được đánh giá cao về sản lượng, chất lượng. Từ năm 2007 đến nay, Công ty đã thu hút và tạo việc làm theo mùa vụ cho 400 lao động với mức thu nhập từ 1,2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng
Niên vụ 2010, Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình dự kiến xuống giống trồng trên 100 ha cà phê trên đất do các hộ dân 2 xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu góp theo hình thức cổ phần hóa. Với tiến trình đó, Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình đang hướng tới mục tiêu trồng và phát triển 850 ha cà phê nguyên liệu tại 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn trong thời gian tới.
Ngay sau lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo sở NN&PTNT, huyện uỷ, UBND huyện và nhân dân 2 xã đã tham gia trồng cà phê niên vụ 2010 tại xã Ngọc Lâu.
Đức Phượng
Nếu lãi suất tín dụng cao còn kéo dài, hàng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước sẽ tiếp tục khó cạnh tranhDo vốn tự có ít, để có điều kiện hoạt động và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) thường phải vay thêm vốn. Mức vay thông thường chiếm từ 50% - 70%/tổng tài sản của đơn vị. Với lãi suất vay vốn cao, tín dụng đang trở thành lực cản, làm giảm khả năng cạnh tranh khi DN xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
Tâm lý e ngại lãi suất cao ở 6 tháng đầu năm 2010 đã làm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân ở một số ngân hàng (NH) không đạt như kế hoạch. Đó là lý do, các NH hiện đang mạnh tay cho vay tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tính đến hết ngày 29-7 xuất khẩu gạo của VN đã đạt trên 3,93 triệu tấn với kim ngạch hơn 1,7 tỉ USD. Trong 29 ngày của tháng 7, xuất khẩu gạo đạt 602.342 tấn, trị giá hơn 241 triệu USD vượt kế hoạch trước đó của VFA đưa ra tháng 6-2010 (dự kiến xuất khoảng 600.000 tấn).
(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng là chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước. Đối với tỉnh Hoà Bình, mục tiêu hết năm 2010 nâng độ che phủ rừng lên 46%, đồng thời sau khi rà soát việc thực hiện kế hoạch dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn thiếu 1.830 ha rừng chưa được trồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích rừng trồng mới không phải là nhỏ trong khi đang có quá nhiều lực cản ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở xã Thanh Hối, huyện Tân lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực, mặc dù là vùng thường xuyên bị thiếu nước, nhưng bà con đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ.
Sáng 30-7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đã lắp đặt bóng đèn compact tiết kiệm điện thay thế bóng đèn tròn bằng sợi đốt cho các hộ nghèo trên địa bàn thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long - ảnh).