Tâm lý e ngại lãi suất cao ở 6 tháng đầu năm 2010 đã làm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân ở một số ngân hàng (NH) không đạt như kế hoạch. Đó là lý do, các NH hiện đang mạnh tay cho vay tiêu dùng.

 

Đẩy mạnh cho vay

NH TMCP Á Châu (ACB) là một ví dụ. Theo kế hoạch 6 tháng đầu năm 2010, dư nợ cho vay cá nhân tăng ròng 20.000 tỉ đồng nhưng chỉ mới đạt hơn 8.000 tỉ đồng. Để chạy nước rút, NH đã trực tiếp đi tìm khách hàng thay vì ngồi chờ khách hàng đến vay như hiện nay.

Hiện nay Eximbank cũng đang triển khai mô hình bán lẻ bằng cách mở 12 phòng dịch vụ khách hàng cá nhân tại 12 chi nhánh nhằm chuyên môn hóa hoạt động cho vay, cung ứng các giải pháp, dịch vụ tài chính đối với khách hàng cá nhân. Dự kiến Eximbank sẽ hoàn tất 30 phòng dịch vụ khách hàng cá nhân tại các chi nhánh, sở giao dịch để triển khai hiệu quả mô hình bán lẻ.

Ngoài cách thức tiếp cận khách hàng, các NH hiện nay đang mạnh tay đẩy mạnh cho vay tiêu dùng bằng nhiều chương trình. Có thể kể ra như “HSBC ưu đãi lớn 2010”, trong đó khách hàng được miễn lãi suất vay tháng đầu tiên cho các khoản vay mua nhà, mua xe hơi, vay tiêu dùng; NH TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) cho vay hỗ trợ tiêu dùng với hạn mức 300 triệu đồng mà khách hàng không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn; “SeAMore - Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo” của NH TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho vay từ 10 triệu đồng đến 5 tỉ đồng, thời hạn 10 năm; NH TMCP Đại Dương (OceanBank) với gói cho vay tiêu dùng để sửa chữa, trang trí nhà, mua sắm vật dụng gia đình, đồ nội thất, du lịch, học tập...

Theo điều tra về hành vi người tiêu dùng của HSBC, người dân có nhu cầu mua sắm nhiều vật dụng gia đình vào cuối năm nên tín dụng tiêu dùng cá nhân sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Hơn nữa, lãi suất hiện nay đang có xu hướng giảm nên phần nào kích thích người dân vay trở lại. Đây là những tín hiệu mà các NH đang nhìn vào để có thể đạt kế hoạch cho vay tiêu dùng của năm nay.

Người vay cần lưu ý

Đối với một số NH khi cho vay tiêu dùng, đặc biệt với hình thức tín chấp thường đưa ra 2 hình thức trả nợ cho khách hàng với mức lãi suất khác nhau. Đó là dư nợ cố định bằng một khoản tiền (gốc và lãi) phải trả cho NH cố định hằng tháng hoặc dư nợ giảm dần tính theo số tiền gốc còn nợ.

Thường thì lãi suất tính trên dư nợ cố định rất thấp, còn dư nợ giảm dần cao. Điều này khiến không ít người đi vay khi chọn hình thức dư nợ cố định. Nhưng trên thực tế, số lãi mà khách hàng phải trả khi chọn dư nợ cố định cao hơn nhiều so với dư nợ giảm dần. Ví dụ, một khoản vay 60 triệu đồng trong vòng 12 tháng, lãi suất tính trên dư nợ cố định là 13,5%/năm, dư nợ giảm dần là 21%/năm. Tuy nhiên, nếu tính tổng số tiền lãi mà khách hàng chọn trả cố định là hơn 8,2 triệu đồng, trong khi dư nợ giảm dần số tiền lãi trả chỉ hơn 7 triệu đồng.

Một điểm cần lưu ý nữa là chọn thời gian vay nếu trong hợp đồng có quy định lãi phạt trả nợ trước hạn. Tâm lý người đi vay tiền thường muốn kéo dài thời hạn vay mà không tính toán xem thời gian có thể trả nợ bao lâu. Với một khoản vay nhỏ mà thời gian kéo dài, phần lãi phải trả NH sẽ chiếm tỷ lệ khá cao trong khoản vay. Trong thời gian trả nợ, khách hàng muốn tất toán hợp đồng sớm sẽ đụng phải mức phí trả nợ trước hạn (tùy vào từng NH có mức phí và cách tính khác nhau).

                                                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (người đội mũ) kiểm tra tiến độ trồng rừng phòng hộ tại xóm Mừng xã Xuân Phong (Cao Phong)
Nhân dân xã Thanh Hối phát triển chăn nuôi, tăng thêm thu nhập

“Đại gia” nông dân

Lên phố thì cưỡi xe hơi, xách laptop, “alô” bằng điện thoại “xịn” suốt buổi với luật sư, đối tác ký kết làm ăn. Về nhà thì lái xuồng đi thăm cá, phơi nắng đắp đê bao chống ngập, nâng niu từng trái cam quả quýt...; đó là hình ảnh không còn xa lạ của những nông dân trở thành “đại gia” nhờ dám nghĩ dám làm ở miền Đông Nam Bộ.

Mô hình chăn nuôi bò sữa hiện đại

Ngành sữa nước ta đã phát triển khá nhanh từ khi có QÐ số 167/2001/QÐ-TTg ngày 26-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, thế nhưng vẫn còn không ít thách thức để ngành sữa ngang tầm khu vực và thế giới.

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại hà Nội

Sáng nay 30-7, tại UBND Thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội trên cơ sở dự án hạ tầng Khu công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với các HTX phi nông nghiệp

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, kinh tế HTX của tỉnh từng bước được củng cố và ngày càng phát triển cả về qui mô cũng như phạm vi hoạt động. Đến nay, có 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực công thương, gồm 86 HTX CN-TTCN, DVĐN với các ngành nghề chủ yếu như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản, dệt thổ cẩm, mây tre đan... và 2 HTX TM-DV.

Trên 135,6 tỉ đồng thực hiện các dự án xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Tập trung đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm tiến độ thời gian, chất lượng công trình, 6 tháng đầu năm, giá trị thực hiện các dự án xây dựng cơ bản ngành Nông nghiệp đạt trên 135,6 tỉ đồng

Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong: Dư nợ cho vay đạt trên 86 tỉ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 6/2010, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động là 89.442 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn trung ương là 86.057 triệu đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương là 274 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục