Từ ngày 18-8-2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỉ giá đồng USD từ mức 18.544 đồng Việt Nam lên 18.932 đồng Việt Nam (tức là, đồng Việt Nam mất giá 2,1% so với USD) và giữ nguyên biên độ ± 3% (1USD = 18.364 – 19.500 VND).

Và ngay lập tức các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tỉ giá mua bán của mình trong mức ± 3% đó (và mức điều chỉnh thường luôn theo chiều tăng chứ ít khi theo chiều giảm). Mức USD trên thị trường tự do có lúc đã lên đến 19.600 đồng/USD.

Việc điều chỉnh này đã được các chuyên gia dự đoán từ trước. Nhập siêu tăng cao, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước giảm mạnh.

Nhập siêu của 7 tháng đầu năm 2010 đã lên đến 7,44 tỉ USD, chiếm 19,5% kim ngạch xuất khẩu, một tỉ lệ khá cao. Dự trữ ngoại hối từ mức cao của 2008 khoảng 23 tỉ USD đã giảm xuống chỉ còn mức 7 tuần nhập khẩu (theo IMF) còn Ngân hàng Nhà nước nói 9 tuần nhập khẩu. Lấy số liệu nhập khẩu của 7 tháng (45,71 tỉ USD) và ước lượng 7 tuần nhập khẩu khoảng 11,4 tỉ USD, còn 9 tuần nhập khẩu cỡ 14,7 tỉ USD. Như thế từ lúc cao nhất 23 tỉ USD, dự trữ ngoại hối đã giảm cỡ hơn 10 tỉ USD. Đấy là những áp lực không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách. Chính vì lý do đó việc điều chỉnh tỉ giá nhằm giảm mức nhập siêu và tăng mức dữ trữ ngoại hối là điều dễ hiểu.

Hãy thử xem việc điều chỉnh tỉ giá có thể có các tác động tích cực và tiêu cực ra sao.

Về các hiệu ứng tích cực, đầu tiên chắc chắn việc điều chỉnh này sẽ làm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam được lợi và hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn.
Trong đó, các nhà xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng nhập khẩu ít (tài nguyên, nông sản, hải sản…) sẽ dễ thở hơn. Họ là những người được lợi nhất.

Các nhà xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng nhập khẩu cao (điện tử-máy tính, dệt may, da giày,...) được lợi không nhiều, nhưng vẫn có lợi khi hạch toán bằng đồng Việt Nam.

Các nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn và do vậy có thể giảm bớt nhập khẩu đúng theo ý đồ của các nhà hoạch định chính sách.

Việc điều chỉnh này cũng sẽ làm tăng rủi ro tỉ giá và sẽ góp phần hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng USD và đó có lẽ cũng là một ý định của ngân hàng Nhà nước để ngăn sự tăng trưởng tín dụng USD khá cao trong thời gian vừa qua. Trong khi tăng trưởng tín dụng bằng đồng Việt Nam tăng không nhiều, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng USD đã tăng quá nhanh do chênh lệch lãi suất của đồng Việt Nam và đồng USD.
Đấy là những mặt tích cực của việc điều chỉnh tỉ giá.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỉ giá cũng có nhiều tác động tiêu cực không thể bỏ qua.

Thứ nhất, giá các mặt hàng, bán thành phẩm của các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng thay thế nhập khẩu sẽ tăng. Việc tăng giá này sẽ gây áp lực lạm phát trong các tháng còn lại của năm. Đấy là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Lạm phát là chuyện không thể coi thường, tuy mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm ở mức không quá cao.

Thứ hai, các khoản trả nợ tính bằng USD sẽ cần lượng tiền đồng Việt Nam nhiều hơn để trang trải trả lãi và trả một phần gốc. Việc này gây áp lực lên ngân sách nhà nước, cũng như gây khó khăn cho các doanh nghiệp đã vay USD và đến hạn trả nợ.

Ngoài các mặt tích cực và tiêu cực trên, cũng cần xem xét mức độ tác động ra sao. Để làm việc đó cần có những tính toán định lượng cẩn trọng.
Do giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường thấp, tức là hàm lượng nhập khẩu của hàng xuất khẩu đó là cao. Với tình hình đó, việc điều chỉnh tỉ giá chưa chắc đã giảm được mức nhập siêu như mong muốn.

Tầm ảnh hưởng hay tác động của tỉ giá với tư cách một công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ ở Việt Nam, đáng tiếc, không được lớn như mong muốn.

Để giải quyết vấn đề nhập siêu, thì các giải pháp dài hạn làm tăng giá trị gia tăng của hàng Việt Nam mới là giải pháp cơ bản. Tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế sao cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên, giá trị của người Việt Nam trong hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại Việt Nam tăng lên. Đấy là việc khó nhưng nhất quyết phải bắt đầu làm, nếu không thì vấn đề nhập siêu và dự trữ ngoại hối khó có thể giải quyết được.

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhiều lao động ở xã Dân Hòa có thu nhập ổn định từ nghề làm chổi chít.
Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ.

Thành lập Ban quản lý Dự án xây dựng cơ bản tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 6/8/2010 về việc thànhlập Ban quản dự án xây dựng cơ bản tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp bộ máy và chuyển đổi từ trung tâm tư vấn quản ý dự án và giám sát xây dựng Hòa Bình.

Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tỉ giá

Sau quyết định hết sức bất ngờ vào chiều muộn ngày hôm qua (17.8) khi tỉ giá liên ngân hàng giữa VND và USD được tăng từ mức 18.544 VND/USD lên mức 18.932 VND/USD (tăng 2,09%), ngày 18.8, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh tăng tỉ giá niêm yết.

Giá vàng “ăn theo” USD

Giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Khoảng cách về tỉ giá giữa ngân hàng với thị trường tự do vẫn còn khá lớnSau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tỉ giá liên NH từ 18.544 đồng/USD lên 18.932 đồng/USD, các NH thương mại được phép tăng tỉ giá USD/VNĐ không quá 19.500 đồng/USD, lập tức thị trường ngoại tệ biến động. Tỉ giá USD/VNĐ trong và ngoài NH đồng loạt đi lên.

11 trường hợp sẽ được hoàn thuế xuất, nhập khẩu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Có 11 trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Nghị định này.

Khai thác các tiềm lực phát triển bền vững Thủ đô

Trên thế giới, đến nay không nhiều quốc gia mà Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm như Thăng Long - Hà Nội. Gần như liên tục, mười thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội là kinh đô - thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính của đất nước. Thời gian ấy, vai trò ấy khiến Thăng Long - Hà Nội, như một lẽ tự nhiên, thật sự trở thành trái tim của Việt Nam.

Trên 52 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ ĐC-ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010 - 2012

(HBĐT) - Đó là kế hoạch vốn đã được UBND tỉnh thông qua nhằm đảm bảo triển khai tốt chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục