“Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 so với tháng 8/2010 sẽ tăng khoảng 0,3-0,4%”, dự thảo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước nhận định như vậy.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở một số nền kinh tế lớn, biến động của đồng USD và tính thời vụ của thị trường một số hàng hóa là nguyên nhân khiến nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng giá, như gạo, đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phôi thép, bột giấy…
Tác động đến trong nước tại thời điểm mùa mưa bão, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp khiến giá cả nhiều nơi có hiện tượng tăng cục bộ.
Ngoài ra, Tổ điều hành cũng cho rằng, việc tăng giá căng dầu vào ngày 9/8 và điều chỉnh tỷ giá VND so với USD tăng 2,09% vào ngày 19/8 cũng ảnh hưởng đến giá cả nhiều loại hàng hóa.
Trong khi đó, phía cung hàng hóa từ nhập khẩu, kim ngạch 8 tháng đầu năm đạt 52,676 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2009, bên cạnh một số mặt hàng tăng do lượng tăng, hầu hết các nhóm hàng có kim ngạch tăng đều có cùng nguyên nhân do giá tăng.
Tuy nhiên, mức tiêu dùng còn yếu có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm đà tăng của CPI tháng tới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trong tháng 8 chỉ đạt trên 131 nghìn tỷ đồng, tăng 0,66% so với tháng 7, là mức tăng thấp so với các tháng đầu năm.
“Trong nước, xu hướng tăng giá đã thể hiện rõ đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thép xây dựng, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, hàng tiêu dùng…”, Tổ điều hành cho biết. “Khả năng CPI tháng tới sẽ tăng ở mức cao hơn và chủ yếu do ảnh hưởng của chi phí đẩy”.
Trước đó, vào ngày 23/8 vừa qua, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 với mức tăng 0,23% so với tháng 7, phá vỡ xu thế giảm lập được 2 tháng trước.
Theo Economy
(HBĐT) - Sau 3 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh Vietinbank Hòa Bình đã xây dựng được 2 điểm giao dịch trên địa bàn TP Hòa Bình, phát triển tổng tài sản trên 600 tỷ đồng, quan hệ với trên 700 khách hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn, thực hiện huy động nguồn vốn đạt 300 tỷ đồng, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt 500 tỷ đồng.
Đại hội Đảng đang đến gần. Các kế hoạch, chiến lược đang được gấp rút hoàn thiện. Trong đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 sẽ quyết định triển vọng phát triển của VN. Trao đổi với Báo chí, TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, phân tích:
Gần nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ngành T.Ư, các địa phương, các đối tác và nhân dân cả nước, ngành dầu khí Việt Nam từ những bước đi chập chững ban đầu đã lớn mạnh cùng đất nước.
Trong giai đoạn khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường trong nước đã chứng tỏ vai trò làm điểm tựa vững chắc của các doanh nghiệp (DN) trong nước. Khai thác thị trường nội địa đã trở thành hướng phát triển lâu dài, bền vững của nhiều DN Việt Nam. Tuy nhiên, để làm được điều này, bên cạnh sự nỗ lực vươn lên của DN, vẫn rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vừa triển khai chương trình “Tín dụng đặc biệt 3.000 tỷ đồng” dành cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân.
(HBĐT) - Hàng năm, rất nhiều mô hình về nông, lâm, ngư nghiệp được triển khai trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Điều này không những làm chuyển biến cơ bản cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện, mà còn góp phần thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của đại bộ phận người dân.