Tại Tân Lạc, nuôi bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn

Tại Tân Lạc, nuôi bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 04/NQ-HU của Huyện uỷ Tân Lạc về phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006 – 2010, toàn huyện sẽ đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm đưa ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng trở thành ngành sản xuất chính. Đến nay, huyện Tân Lạc đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết

 

Để Nghị quyết số 04/NQ-HU đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, ngay từ đầu năm 2007, UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch và tích cực chỉ đạo thực hiện. Một trong những động thái đầu tiên là điều tra, khảo sát quy hoạch vùng chăn nuôi, chuyển một phần đất bồi, bưa bãi và ruộng cấy bấp bênh sang trồng các loại cây làm thức ăn cho trâu bò như cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ VAO6, mía… Chính quyền địa phương cũng đồng thời huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án cho người dân vay để đầu tư chăn nuôi trâu bò với các hình thức linh hoạt như Ngân hàng bò, Quỹ bò… Ngoài ra, nhiều lợi thế tài nguyên trước kia bị lãng phí đã được tận dụng khai thác, như: sử dụng diện tích đất chưa sản xuất để trồng cỏ kết hợp chăn thả tại chỗ, kết hợp sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có với nguồn phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm rạ, cây ngô, dây khoai lang, thân lạc, cây đậu… Đặc biệt, điều đáng ghi nhận là chủ trương xoá bỏ tập quán chăn thả, chuyển sang hình thức chăn dắt và nhốt chuồng đã được nhiều hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện, tạo tiền đề tốt cho quá trình chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi hàng hoá.

 

Giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng đàn, huyện Tân Lạc đã tập trung mạnh vào kế hoạch cải tạo chất lượng giống. Đối với bò, đã áp dụng phương thức loại thải những con đực giống không đủ tiêu chuẩn, dùng con đực giống lai Sind lai với bò cái vàng địa phương. Đối với trâu, huyện có cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi chọn những con trâu đực, trâu cái nền đủ tiêu chuẩn để làm giống. Sau hơn 4 năm thực hiện, kết quả là thể trạng đàn trâu bò của huyện đã được cải thiện đáng kể, trọng lượng bình quân của đàn trâu đạt gần 280 kg/con, trọng lượng bình quân của đàn bò đạt gần 240 kg/con. Hiện, tổng đàn trâu bò của huyện Tân Lạc đạt khoảng 21.000 con, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt trên 30% trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp toàn huyện, gần tương đương với tổng giá trị ngành trồng trọt.

 

Bà Đặng Thị Kem, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc nhìn nhận: Tín hiệu đáng mừng là trên địa bàn huyện đã xuất hiện những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá như mô hình nuôi trâu bò vỗ béo tại xã Thanh Hối đã bước đầu được nhân rộng ra nhiều nơi, nhiều địa phương trong và ngoài huyện đã đến thăm quan học tập. Nhìn chung sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 04/NQ-HU, ngành chăn nuôi trâu bò của huyện đã có nhiều khởi sắc, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện nhà./.

                                                                                                              

 

                                                                                          Phan Anh     

  

Các tin khác

Việc giải ngân kịp thời đã tạo điều kiện để các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở đảm bảo tiến độ
Mỗi năm, TTXTTM&DL phối hợp tổ chức nhiều hội chợ thương mại, quảng bá hàng hóa đến người tiêu dùng
Tốc độ tăng GDP trên mỗi đầu người của Việt Nam so với các nước đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 1980 - 2009
Không có hình ảnh

Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất

Sáng 9-9, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp với các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) trên địa bàn Hải Phòng theo Kết luận của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp thủy sản đã được cứu?

Thông tư 25 vừa được sửa đổi, bổ sung sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, song còn không ít doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa thực sự hết “vướng” bởi thông tư này.

Quản lý sử dụng đất đai còn nhiều khó khăn, bất cập

(HBĐT) - Tiến độ thực hiện kiểm kê đất đai chậm so với kế hoạch đề ra. Công tác cấp mới và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Nghị định số 88/2009/NĐ- CP chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai... Đó là những nhận xét đánh giá của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2010.

Mai Châu: Công tác quản lý thị trường, góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm tỉnh lỵ trên 60 km, có địa giới hành chính giáp ranh và hệ thống giao thông thuỷ, bộ thông thương với các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, huyện vùng cao Mai Châu là địa bàn có các hoạt động thương mại, dịch vụ khá đa dạng phong phú, với các hệ thống chợ phù hợp với nhu cầu giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa từng vùng miền.

20 năm tận tâm với ngành Kho bạc Nhà nước

(HBĐT) - "Muốn làm một nhà quản lý giỏi và thành công cần có được sự tín nhiệm, lòng yêu mến của nhân viên; phải biết tận tâm với lợi ích của cấp dưới; phải luôn chau dồi, học hỏi nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn và phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp…”. Đó là tâm sự và cũng chính là những nỗ lực sống và làm việc của chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Kỳ Sơn.

Việt Nam dành hơn 739.000 tỷ đồng cho đầu tư công

Trong hai ngày 8-9/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản trị khu vực công, Viện Phát triển châu Á tổ chức Hội thảo Quốc tế về tăng cường quản lý đầu tư, thúc đẩy hiệu quả đầu tư công nhằm chia sẻ các bài học kinh nghiệm quốc tế liên quan đến những chiến lược có thể giúp các quốc gia khác nhau nâng cao quản lý đầu tư công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục