Thông qua hình thức dạy nghề, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có việc làm và thu nhập ổn định
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng LĐ-TB-XH huyện Kỳ Sơn, đến năm 2010, trên địa bàn huyện có khoảng 5.307 lao động chưa có việc làm ổn định, chiếm 25,19% so với tổng số lao động trong độ tuổi. Phần lớn lực lượng lao động này tập trung ở các khu vực nông thôn với trình độ kỹ thuật hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.
Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH cho biết: Xác định đào tạo nghề là một trong những nội dung chủ yếu để giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, những năm qua huyện Kỳ Sơn đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cùng với việc thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi trường lao động. Hàng năm, huyện tổ chức khảo sát nắm chắc thực trạng lao động, việc làm tại các xã, thị trấn và thực trạng sử dụng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hoá các ngành nghề, nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động và xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với cơ cấu ngành nghề lao động.
Mặc dù vẫn còn gặp không ít những khó khăn trong công tác đào tạo và chuyển đổi nghề cho nông dân do huyện chưa xây dựng được trung tâm đào tạo nghề, các lớp dạy nghề đa phần là phải mượn trụ sở một số cơ quan, đơn vị nhưng các hình thức dạy nghề cho nông dân trên địa bàn huyện luôn được đa dạng hoá như: dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học trực tiếp tại đồng ruộng, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… Qua các lớp dạy nghề nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức KH-KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng qui mô sản xuất để tạo việc làm cho chính mình cũng như nhiều lao động khác. Đặc biệt, số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Kỳ Sơn hiện có 18.769 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 2.959 lao động nông thôn qua đào tạo. Ngoài việc tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhanh, kịp thời để bảo đảm đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các doanh cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện nghề sản xuất chổi chít đang được phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất đã đầu tư các trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và thu hút các lao động được đào tạo có việc làm ổn định tại địa phương. Từ thực tế này, từ đầu năm 2010 đến nay, Phòng LĐ-TB&XH huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện và UBND các xã thị trấn cùng các cơ sở sản xuất mở 10 lớp đào tạo nghề cho 300 lao động nông thôn và người nghèo, trong đó có 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp, 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu (6 lớp dạy cho người nghèo). Toàn bộ số lao động sau khi học xong đã được Công ty TNHH Minh Thắng tuyển dụng vào lao động tại doanh nghiệp, đồng thời mở các xưởng sản xuất tại một số xã có đông lao động tham gia và thu mua toàn bộ sản phẩm do người lao động làm ra, vì vậy đã được người lao động hưởng ứng tham gia tích cực.
Cùng với việc hoàn thành đề án thành lập Trung tâm dạy nghề của huyện, trong thời gian tới, huyện Kỳ Sơn sẽ tiếp tục khai thác và kết hợp hình thức đào tạo nghề tại chỗ với liên kết đào tạo. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
Hoàng Huy
Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp - BSA, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn giai đoạn 1 đã tổ chức được 46 phiên chợ tại 18 tỉnh - thành trên cả nước, doanh thu hơn 30,4 tỉ đồng.
Chính phủ một số nước ở châu Á có ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh, như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái-lan đang thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tăng giá của đồng nội tệ so với USD. Trong khi đó, chính quyền Mỹ thúc ép các nước này điều chỉnh giá trị đồng nội tệ.
(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2011, Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ có hiệu lực. Các doanh nghiệp không phụ thuộc và cơ chế xin - cho hóa đơn mà được chủ động việc tự in, tự phát hành sử dụng hóa đơn bán hàng. Để hiểu rõ về vấn đề này, phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Thuế.
(HBĐT) - Giải thưởng Sao vàng đất Việt do T.Ư Hội LHTN và Hội DN trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức là giải thưởng có uy tín nhất từ trước tới nay, tạo được sự hấp dẫn đối với những doanh nghiệp hàng đầu của đất nước. Công ty CP ĐTNLXDTM Hoàng Sơn là 1/200 doanh nghiệp được trao giải thưởng Sao vàng đất Việt- 2010, ghi nhận sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng thương hiệu và hội nhập kinh tế quốc tế của Hoàng Sơn.
(HBĐT) - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam tại Hoà Bình vừa tiến hành chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng Đặng Mạnh Lẫm ở Khu 3, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc với số tiền 200 triệu đồng.
Liên tiếp trong các ngày từ 14 đến 17/9, thị trường vàng đã tạo ra các kỷ lục về giá. Đây có thể coi là một tuần lịch sử của thị trường vàng trong nước.