Từ ngày 1/1/2011, doanh nghiệp được tự in, phát hành hóa đơn giảm được thời gian và chi phí sử dụng hóa đơn
(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2011, Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ có hiệu lực. Các doanh nghiệp không phụ thuộc và cơ chế xin - cho hóa đơn mà được chủ động việc tự in, tự phát hành sử dụng hóa đơn bán hàng. Để hiểu rõ về vấn đề này, phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Thuế.
PV: Xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa của Nghị Định 51 của Chính phủ về việc sử dụng hóa đơn tự in của các doanh nghiệp?
Ông Bùi Đức Hiển: Trong giời gian qua, Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đến hoạt động của doanh nghiệp, do vậy, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp như chứng từ thu mua hàng hóa từ người trực tiếp tham gia sản xuất , chứng từ tự in từ các giao dịch phi tín dụng của ngân hàng, chứng từ phục vụ cho việc bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng. Do đó, trong lĩnh vực quản lý và sử dụng hóa đơn, cần thiết và sửa đổi theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập, thông lệ quốc tế, phù hợp với các luật mới hoặc thay thế luật cũ như Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và Luật Giao dịch điện tử và việc cải cách các thủ tục hành chính. Đồng thời, quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên có liên quan trong vấn đề in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Khuyến khích tổ chức, cá nhân vừa lựa chọn thêm hình thức hóa đơn điện tử để thúc đẩy thương mại điện tử. Giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế chỉ in và cấp cho các đối tượng là các hộ gia đình và các nhân kinh doanh.Thông qua việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn để phân loại doanh nghiệp. Tăng cường quản lí hóa đơn để quản lí doanh thu, quản lí thu thuế hạn chế việc gian lận thuế qua hóa đơn.
PV: Hiện nay, Cục Thuế tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị định 51 của Chính phủ như thế nào?
Ông Bùi Đức Hiển: Vừa qua, ngành Thuế đã thành lập Ban chỉ đạo từ Cục Thuế đến các chi cục thuế. Tổ chức tập huấn cho cán bộ thuế, doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh về những quy định trong Nghị Định. Cục thuế và chi cục thuế thông báo cho các doanh nghiệp về việc dừng bán hóa đơn. Phối hợp với các ngành như tài chính, thông tin truyền thông, Công an tỉnh kiểm soát sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, tăng và ép giá in hóa đơn. Tổ chức việc đăng ký mẫu hóa đơn của các doanh nghiệp từ nay đến 31/12/2010.
PV: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh phải làm gì để thực hiện Nghị định này?
Ông Bùi Đức Hiển: Từ nay đến 31/12/2010, doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn cần thiết kế mẫu hóa đơn theo hướng dẫn, chọn nhà in hóa đơn đủ điều kiện cần thiết. Công việc này cần làm trước thời điểm 1/1/2011 để có hóa đơn phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi phát hành hóa đơn thông báo mẫu cho đơn vị được cấp và cơ quan thuế
PV: Việc tổ chức tự in, tự phát hành hóa đơn khai có gặp vướng mắc, khó khăn gì không? Ngành Thuế quản lý hóa đơn tự in của doanh nghiệp như nào tránh gian lận trong sử dụng hóa đơn?
Ông Bùi Đức Hiển: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đang băn khoăn về việc các nhà in ép giá. Doanh nghiệp sử dụng ít hóa đơn sẽ thiệt thòi. Về vấn đề này Cục Thuế cùng Sở Tài chính phối hợp để kiểm soát việc giá in hóa đơn. Việc tự in, tự phát hành hóa đơn giúp các doanh nghiệp chủ động việc sử dung hóa đơn giảm được chi phí tìm nhà in tốt, giá cả phải chăng. Với những doanh nghiệp nhỏ cần in nhiều sử dụng trong thời gian dài và phối hợp nhiều đơn vị khác cùng in thì giá thành sẽ giảm. Ngành Thuế quản lý hóa đơn bằng hệ thống công nghệ thông tin từ mẫu hóa đơn, số lượng phát hành… Các chế tài xử phạt vi phạm hóa đơn các doanh nghiệp và nhà in sử dụng, in hóa đơn tăng nặng từ 2 triệu - 100 triệu đồng. Do vậy trách nhiệm của các doanh nghiệp sẽ nặng hơn.
Việt Lâm
(thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 16/9, Sở KH-ĐT phối hợp với Dự án phát triển ngành tre tỉnh đã tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và phát triển ngành tre của tỉnh. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành: NN&PTNT, Tài nguyên và môi trường, KH&CN... đại diện lãnh đạo 3 huyện: Mai Châu, Đà Bắc, TP Hoà Bình; đại diện nhà tài trợ Codespa (Tây Ban Nha), trung tâm DPI- đơn vị quản lý chương trình Tre Mê Kông cùng 8 doanh nghiệp chế biến tre trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 16/9/2010, Sở Công Thương Hoà Bình phối hợp với Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ công thương TW và UBND huyện Mai Châu tổ chức lớp tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho hơn 100 học viên là cán bộ quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Mai Châu.
(HBĐT) - “Có loại cây, con vật nuôi nào mới là tôi phải tìm hiểu ngay. Đã không ít lần vì muốn hiểu tận “chân tơ kẽ tóc” mà tôi đã lặn lộn lên tận tỉnh Vĩnh Phúc hay xuống tỉnh Hải Phòng, Hải Dương để tận mắt nhìn, học hỏi về mô hình, các kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi” – Tâm sự của ông Vũ Tuấn Khích xóm Giếng – xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn giúp chúng tôi hiểu hơn về một CCB gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
(HBĐT) - Tỉnh ta có 8 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 1600 ha. Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của tỉnh được công bố, một số KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng đăng ký đầu tư, hàng chục doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến đăng ký, tìm hiểu để triển khai các dự án sản xuất kinh doanh tại các KCN.
(HBĐT) - Tháng 9 là thời điểm cao trào của mưa lũ. Đã có 5 cơn bão nhưng những cư dân sống dựa vào dòng sông Đà lại đang “chết khát”. Họ mong ngóng từng hạt mưa, cơn lũ đổ về để mưu sinh. Người buôn bán mong nước lên để thuyền bè cập bến vào chở hàng. Người cửu vạn mong nước lên để có việc làm. Người vớt củi mong lũ về để có nhiều củi. Làng chài mong nước về để con tôm, con cá ngược dòng lên. Thuyền chở cát cho thủy điện Sơn La mong nước lên để được cát xuống thuyền. Tất cả đều mong lũ về.
Đến nay lãi suất huy động lẫn cho vay VNĐ vẫn ở mức cao so với mục tiêu Chính phủ đặt ra từ đầu tháng 5-2010 là 10%/năm (đầu vào) và 12%/năm (đầu ra). Hiện lãi suất huy động - cho vay cao nhất ở các mức là 11,2% - 15%/năm. Dường như các giải pháp nhằm hạ dần lãi suất đã không phát huy tác dụng