Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam (Vicem) cho biết nguồn than phục vụ cho sản xuất của các đơn vị thành viên thuộc Vicem đang trong tình trạng báo động.

Mỗi ngày, các nhà máy ximăng của Vicem cần 5.000 tấn than cám (loại 3 và 4), tuy nhiên lượng than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung ứng cho Vicem chỉ đáp ứng được 1/2 so với yêu cầu (khoảng từ 2.500 đến 3.000 tấn/ngày).

"Hiện tại, chúng tôi đã phải dừng hoạt động hai lò nung clinker, nếu tình hình cung cấp than không được cải thiện, chỉ trong vài ngày tới, nhiều nhà máy ximăng của Vicem sẽ phải ngừng sản xuất," ông Lê Văn Chung cho biết.

Tình trạng thiếu than cho sản xuất xảy ra ở tất cả các nhà máy ximăng của Vicem như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hải Phòng, Hà Tiên...

Ông Đào Ngọc Bình, Giám đốc Công ty ximăng Hoàng Thạch cho biết, công ty có ba lò nung clinker, mỗi ngày tiêu thụ hết 1.200 tấn than cám 3C và 4A. Do thiếu than, công ty đã phải dừng hoạt động lò nung số 1 từ ngày 27/9.

Hiện tại, lượng than của nhà máy chỉ còn chưa đầy 600 tấn, không đủ cho hai lò nung sản xuất trong một ngày.

Còn theo ông Nguyễn Huy Quế, phó Giám đốc Công ty cổ phần ximăng Bút Sơn, công ty đã phải dừng sản xuất lò nung số 2, lượng than cho lò nung số 1 cũng phải "ăn đong" từng ngày.

Cũng trong tình trạng trên, Công ty cổ phần ximăng Bỉm Sơn cho biết, đến ngày 3/10, lượng than trong kho còn hơn 5.000 tấn, chỉ đủ sản xuất trong ba ngày.

Công ty ximăng Tam Điệp còn 6.600 tấn than, Công ty cổ phần ximăng Hoàng Mai còn hơn 10.000 tấn, tuy nhiên lượng than này cũng chỉ đủ để duy trì sản xuất từ 10-15 ngày.

Để tháo gỡ khó khăn, Vicem đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động tìm mua các nguồn than phục vụ cho sản xuất.

"Tuy nhiên, vào thời điểm này, các doanh nghiệp của TKV cũng không có đủ nguồn để bán cho các nhà máy ximăng, mặt khác chúng tôi cũng kiên quyết không mua các loại than khai thác trái phép...," lãnh đạo các nhà máy ximăng của Vicem nói./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

KCN bờ trái sông Đà diện tích 68 ha thu hút 17 dự án đầu tư
Mía tím Cao phong được nhiều khách hàng trong nước ưa chuộng.
Dự án xi măng Hòa Bình, xã Trung Sơn (Lương Sơn) đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại chuẩn bị đi vào sản xuất.
Giống hương thơm do nhóm hộ sản xuất năng suất ước đạt 60-65 tạ/ha.

Bắt đầu giảm lãi suất VND

Từ hôm nay (1-10), thông tư 13 chính thức có hiệu lực, một số ngân hàng đã công bố điều chỉnh lãi suất tiết kiệm VND, USD và vàng. Trong đó đã có ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất tiết kiệm tiền đồng, nhưng cũng có một số ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động USD và vàng.

Cung - cầu vàng mất cân đối

Giá vàng trong nước tăng đột biến và luôn cao hơn thế giới. Người dân gần như không mua - bán vàng, nguồn cung bị hạn chế, trong khi đối tượng vay vàng ồ ạt mua để trả nợ.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 500.000 tỷ đồng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 9/2010, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 574.000 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước (cùng kỳ đạt 6,5%) và cao hơn so với kế hoạch năm (12%), công nghiệp được đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Thu ngân sách tăng nhờ tiết kiệm, chống lãng phí

Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đánh giá, trong năm 2010, các tổ chức kinh tế nhà nước đã khắc phục khó khăn đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh song hành với tiết kiệm, chống lãng phí, nên số thu ngân sách tăng trên 29% so với năm 2009.

Kỷ niệm 65 năm ngành quản lý đất đai và địa chất Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 30/9, tại Hội trường UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Quản lý đất đai và địa chất Việt Nam. Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và cán bộ công tác trong ngành TNMT trong tỉnh.

Trên 33 tỷ đồng bổ sung thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010”

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán chi năm 2010 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2010”, tỉnh Hoà Bình được bổ sung tổng kinh phí 33,58 tỷ đồng. Đây là mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương, địa phương có trách nhiệm huy động bổ sung thêm ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác (nếu cần thiết) để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục