Một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp nhưng hằng năm lại phải nhập khẩu hàng tỉ USD nguyên liệu nông sản cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Việt Nam hiện có trên 240 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với sản lượng lên tới 9,5 triệu tấn (năm 2009). Tuy nhiên, ở nước ta hầu như vắng bóng các vùng nguyên liệu tập trung.

Bước đầu đã hình thành được các vùng nguyên liệu bắp. Ảnh: TẤN THẠNH

 
Nhập khẩu gần 1,6 tỉ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
 
Theo số liệu của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi VN, ước tính năm 2010, VN phải nhập khoảng 1,6 triệu tấn bắp, tăng 350.000 tấn so với năm 2009. Các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm khác như đậu tương, khô dầu phải nhập 90%-95%; premix khoáng, vitamin, các chất tạo màu, tạo mùi nhập khẩu 95%-98%, thậm chí 100%. Tính đến 9 tháng đầu năm 2010, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đã phải nhập khẩu gần 1,6 tỉ USD nguyên liệu. Hiện, VN là một trong 5 nước phải nhập khẩu một số loại nông sản lớn nhất khu vực châu Á.
 
Khẳng định rằng điều trên là một nghịch lý, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, cho biết: VN được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, có thể tự sản xuất được những nguyên liệu đầu vào hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Thế nhưng, từ nhiều năm qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn lâm vào tình trạng đói nguyên liệu, thường xuyên nhập khẩu với số lượng lớn. Các nhà máy đang phải nhập khẩu tới trên 50% lượng nguyên liệu từ nước ngoài.
 
Ổn định nguồn nguyên liệu, bao giờ?
 
Để giải quyết vấn đề này, việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định là điều kiện tiên quyết. Việc này đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên theo nhận định của ông Lê Bá Lịch, đến nay hầu như cả nước vẫn chưa có một vùng nguyên liệu tập trung nào. Diện tích trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu vẫn manh mún nhỏ lẻ, tự phát. Vì thế, ông kiến nghị việc cần phải làm ngay là phân bố lại quỹ đất, đầu tư quy hoạch lại vùng nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng ngành thức ăn chăn nuôi cần nhiều sự quan tâm hơn từ phía các bộ, ngành trong giai đoạn khó khăn này.
 
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, cho biết: Đa số các loại nguyên liệu phải nhập khẩu chủ yếu chỉ là những nông sản không phải thế mạnh của VN, nếu sản xuất trong nước, giá thành còn cao hơn nhập khẩu như khô dầu, đậu tương và các loại vitamin khác. Riêng về bắp, bước đầu đã hình thành được một số vùng nguyên liệu để có thể tiến tới việc giảm và chấm dứt hẳn việc nhập khẩu.
 
Hiện, những sản phẩm bắp, đậu tương biến đổi gien đã được phát triển và nhân giống mạnh. Song, việc áp dụng và trồng những loại này ở VN vẫn mới chỉ ở mức nghiên cứu khả thi, khảo nghiệm chứ chưa mở rộng canh tác đại trà. Trong khi đó, phát triển sản phẩm biến đổi gien, cho năng suất cao sẽ kích thích nông dân chuyển sang trồng những loại cây này. Đến nay, Bộ NN-PTNT đã có chủ trương trồng bắp biến đổi gien trên các diện tích trồng thử như ở Văn Giang (Hưng Yên) và một vài nơi khác ở Đông Nam Bộ, giống bắp mới đã cho năng suất khá cao, gấp đôi so với năng suất bắp lai.
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác

tổng mức bán lẻ hàng hoá quí III ước đạt 1.511 tỉ đồng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Họp báo Đại hội Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh lần thứ IV

(HBĐT) - Ngày 8/10, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh đã tổ chức họp báo về chương trình Đại hội Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh lần thứ IV nhiệm kỳ 2010-2015. Đến dự họp báo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh… và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thúc đẩy KT-XH phát triển

(HBĐT) - “Làm thế nào để tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính là điều phải làm của toàn thể cán bộ, công chức phòng TC-KH" – Bà Bùi Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Thủy chia sẻ khi nhìn lại hiệu quả hoạt động chuyên môn của phòng trong vài năm trở lại đây.

Người nông dân năng động trên vùng hồ

(HBĐT) - Sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải chuyển vào trong miền nam làm ăn sinh sống. Trong khi đó, anh Đinh Văn Nga ở xóm Mực, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc ở lại vận động bà con trồng luồng và bày cách cho họ đánh cá trên vùng hồ.

Du lịch Việt Nam tăng trưởng trở lại

Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009 giảm 10% so với năm 2008. Nhưng ngay từ những tháng đầu năm 2010, khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại, đưa Việt Nam vào top những nước có tăng trưởng cao của du lịch thế giới.

9 tháng, thực hiện 80 tỷ đồng đối với các dự án ổn định dân cư

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 dự án ổn định dân cư với tổng mức đầu tư trên 121,86 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2010, đã thực hiện được khoảng 80 tỷ đồng, đạt 65,6%, trong đó giá trị giải ngân đạt trên 64,4 tỷ đồng.

Dự án Bucap góp phần đa dạng nguồn giống tại chỗ cho nông dân

(HBĐT) - Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế của tỉnh ta vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu với tổng diện tích canh tác hàng năm trên 118 nghìn ha, trong đó đất 2 vụ lúa trên 41 nghìn ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục