Gia đình chị Thúy xã Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn) đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ chuồng và hệ thống làm tươi mát để nuôi bò sữa.

Gia đình chị Thúy xã Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn) đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ chuồng và hệ thống làm tươi mát để nuôi bò sữa.

(HBĐT) - Những năm gần đây, tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá cả về số lượng, chất lượng, quy mô đàn tổng đàn và chăn nuôI trở thành ngành sản xuất có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện nay, tổng đàn trâu bò của tỉnh có khoảng 19 vạn con, đàn lợn có 44 vạn con và đàn gia cầm có 3,5 triệu con.

 

Trước đây, sản xuất chăn nuôi chủ yếu là quảng canh nhỏ lẻ, theo phương thức chăn nuôi tận dụng, chăn nuôi truyền thống trong dân gian nên hiệu quả chăn nuôi thấp. Để giúp người dân phát triển chăn nuôi ổn định và dần hình thành phương thức sản xuất chăn nuôi hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chương trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi như “chương trình Sind hoá đàn bò” hình thành các khu chăn nuôi bò sũa, quy hoạch các vùng chăn nuôi và các mô hình đầu tư chăn nuôi như mô hình vỗ béo trâu bò, quy hoạch vùng trồng cỏ tạo thức ăn xanh, xây dựng khu an toàn dịch, ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi… Đến nay, sản xuất chăn nuôi ở tỉnh đã có bước phát triển khá theo hướng tập trung, đặc biệt chăn nuôi đã có chuyển cơ bản, đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung như chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi gà công nghiệp. Toàn tỉnh hiện có trên 200 trại chăn nuôi quy mô, nhiều trại được đầu tư lớn hiện đại, theo phương thức chăn nuôi thâm canh. Có nhiều trại chăn nuôi gà theo quy mô hàng chục nghìn con/chuồng/lứa, và có nhiều trại chăn nuôi từ 300 – 1.200 con nái ngoại, từ 1.500 – 2.000 con lợn hậu bị. Chăn nuôi hiện nay đang phát triển mạnh chiếm tỷ lệ 28% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và đang bước đầu có sản xuất hàng hoá. Trung bình hàng năm tỉnh ta xuất ra ngoài tỉnh khoảng gần 3 triệu con gia cầm sống, 15 triệu quả trứng, 500.000 gà thương phẩm, 2.000 tấn thịt trâu, bò và 1.000 tấn lợn giống.

 

Theo ông Lương Thanh Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, những năm qua, phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là xử lý dịch bệnh và giải quyết ô nhiễm môi trường. Hiện nay, loại hình này có xu hướng ngày càng phát triển, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là chăn nuôi gia cầm và sau cùng là chăn nuôi trâu bò. Định hướng của tỉnh trong thời gian tới sẽ nâng tỷ trọng chăn nuôI từ 28% hiện nay lên đến 35% vào năm 2015 và các năm tiếp theo. Đồng thời xây dựng vùng chăn nuôi công nghiệp tập trung, chủ yếu là gà và lợn tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ làm động lực thúc đẩy cho phát triển chăn nuôi chung của tỉnh. Song song với phát triển chăn nuôi công nghiệp, tỉnh cũng chú trọng đến phát triển chăn nuôi trong nhân dân, như tập trung phát triển nhanh đàn trâu cả về số lượng và chất lượng theo hướng lấy thịt tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc. Đối với các huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Thành phố Hoà Bình đang tập trung phát triển chăn nuôi bò lấy thịt và tăng nhanh đàn dê tại các huyện Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kim Bôi.

 

 

                                                                                             Hồng Ngọc

 

Các tin khác

Đến nay, Vietinbank Hòa Bình có tổng tài sản đạt trên 600 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 300 tỷ đồng, dư nợ cho vay 550 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn.
Vàng và USD tăng nóng làm cho nhà đầu tư lo ngại không dám đổ thêm tiền mua cổ phiếu.
Không có hình ảnh
Giản Tư Trung - Đàm Bích Thủy - Đặng Thành Tâm.

Petrolimex mua trực tiếp xăng dầu tại Dung Quất

Chiều 12/10, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) cho biết: lãnh đạo PVN vừa đồng ý cho công ty bán trực tiếp 140.000 m3 xăng A92/A95 và dầu Diesel (DO) đang tồn kho của nhà máy Dung Quất cho Petrolimex ngay trong tháng 10 này.

Thu hoạch vụ hè thu 2010: Được mùa!

(HBĐT) - Vụ hè thu năm nay đang bước vào thu hoạch rộ. Toàn tỉnh đã thu hoạch trên 5.000 ha lúa và trên 3.000 ha cây màu hè thu. Đây là vụ sản xuất đầy khó khăn do ảnh hưởng kéo dài của hạn hán và dịch bệnh. Nhưng đến thời điểm này, nông dân các địa phương trong tỉnh đều hài lòng với thành quả lao động của mình.

Hội Nông dân Kỳ Sơn: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ chú trọng đến công tác đào tạo nghề, nên số lượng lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ngày một tăng cao. Nhiều người lao động sau khi tham gia các lớp dạy nghề đã tìm được việc làm và có thu nhập ổn định.

Toàn tỉnh trồng được trên 8.900 ha rừng

(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2010, toàn tỉnh đã trồng được 8.931 ha rừng, đạt 116,3% kế hoạch, trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng 2008 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất 3.576 ha, các dự án khác, dân tự trồng 3.347 ha.

Xây dựng Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan  

Tin từ Bộ Công Thương cho biết, sau 10 tháng nỗ lực nghiên cứu, Phiên họp thứ nhất của Nhóm nghiên cứu hỗ trợ đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 11/10/2010.

Liên kết "bốn nhà" xây dựng vùng lúa chất lượng cao ở Hà Nội

Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, nhu cầu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao rất lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của thành phố mới chỉ đáp ứng khoảng 3% - 5% nhu cầu thị trường. Vì vậy, ngành nông nghiệp TP Hà Nội đang từng bước xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao thông qua mô hình liên kết "bốn nhà" đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục