Sản xuất chổi chít tại huyện Kỳ Sơn đang là một nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông thôn lúc nông nhàn

Sản xuất chổi chít tại huyện Kỳ Sơn đang là một nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông thôn lúc nông nhàn

(HBĐT) - Những năm qua, nhờ chú trọng đến công tác đào tạo nghề, nên số lượng lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ngày một tăng cao. Nhiều người lao động sau khi tham gia các lớp dạy nghề đã tìm được việc làm và có thu nhập ổn định.

 

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch HND Kỳ Sơn cho biết: Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và thị trường tiêu thụ ổn định, những năm gần đây nghề làm chổi chít xuất khẩu là một trong những nghề đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân ở huyện Kỳ Sơn. Một trong những nghề được Hội triển khai dạy mạnh trong thời gian qua là nghề chổi chít xuất khẩu. Do trình độ học vấn của nhiều học viên còn hạn chế, nên trong trương trình học thời lượng dành cho thực hành tương đối nhiều, từ đó đã giúp họ làm quen và tiếp cận với nghề nhanh hơn. Ngoài ra, các lớp học đều áp dụng phương thức đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc, nên thời gian học tương đối ngắn (từ 1 – 4 tháng), học viên có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ngay sau khi hoàn tất khoá học. Sau khoá học, các học viên đều được cấp chứng chỉ học nghề và được nhận vào làm tại các cơ sở đào tạo hoặc có thể tự về mở xưởng làm tại nhà. Đặc biệt, người lao động khi học nghề còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ 15.000 – 20.000 đồng /ngày/người, điều đó đã giúp học viên yên tâm hơn khi đi học nghề. Hàng năm, Hội nông dân huyện đã phối hợp với các đơn vị, các cơ sở sản xuất tổ chức hàng chục lớp dạy nghề và tập huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2010 đến nay, HND huyện đã phối hợp với Ban quản lý dự án ADDA Đan Mạch mở 8 lớp huấn luyện nông dân trên cây ngô cho 240 hội viên nông dân, phối hợp với Phòng Lao động TBXH mở lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 60 hội viên, phối hợp với Trung tâm giống thuỷ sản mở 8 lớp nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân ở các xã, thị trấn và mở phối hợp với Công ty TNHH Minh Thắng, xã Mông Hoá tổ chức lớp dạy nghề làm chổi chít xuất khẩu cho 50 hội viên nông dân xã Yên Quang. Các lớp dạy nghề đã đáp ứng được nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và xoá đói giảm nghèo. Anh Nguyễn Văn Bằng, xóm Mùn 6, xã Yên Quang, học viên lớp làm chổi chít xuất khẩu vui vẻ nói: Nhờ có Hội nông dân tổ chức lớp dạy nghề làm chổi chít cho bà con nông dân xã Yên Quang, với hưởng dẫn tận tình của giáo viên nên chỉ sau kết thúc lớp học 10 các học viên trong lớp đã lập xưởn sản xuất chổi chít và có sản phẩn bán ra thị trường. Ngoài 50 người được học ban đầu, đến nay đã có thêm gần chục người dân đến tham gia học nghề và làm việc luôn tại xưởng. Mỗi tháng từ việc sản xuất chổi chít xuất khẩu mỗi lao động cũng có thu nhập từ 1 – 1, 5 triệu đồng/người /tháng. Theo ông Cảnh: Việc dạy nghề đã đáp ứng đúng nhu cầu học của người dân và bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Hiện nay toàn huyện có khoảng 20 xưởng sản xuúat chổi chít xuất khẩu đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1,5 – 2, 5 triệu đồng/người /tháng. Nhờ đào tạo theo nhu cầu của người học cũng như các đơn vị tuyển dụng, nên nhiều lao động sau khi học xong nghề đều có việc làm tương đối ổn định. 

Với sự nỗ lực cố gắng, lòng nhiệt tình của cán bộ hội và sự phối hợp nhiệt tình của các đơn vị trong việc dạy nghề cho nông dân đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và hội viên đánh giá cao, uy tín của hội nông dân trong công tác dạy nghề được khẳng định. Thông qua việc dạy nghề cho nông dân góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chuyển dịch lao đông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, xứng đáng với vai trò trung tâm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

 

                                                                                        Hồng Ngọc

 

Các tin khác

Mô hình trồng rừng của ĐV-TN huyện Lạc Thủy được chăm sóc, phát triển tốt
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh và bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá tình phát triển KT-XH ở địa phương. Nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, HBĐT đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Thắng, UVTƯ Hội Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh , Giám đốc Công ty Cổ phần 26/3.

Phòng Tín dụng NHNo&PTNT tỉnh: Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, kinh doanh

(HBĐT) - Phòng tín dụng của Hội sở Ngân hàng NN&PTNT Hòa Bình trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, qua đó góp phần không nhỏ vào tăng trưởng chung của toàn hệ thống.

Người đảng viên phá thế độc canh cây lúa ở Độc Lập

(HBĐT) - Anh Nguyễn Văn Lâm ở xóm Sòng, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn được mọi người biết đến tấm gương làm giàu trên mảnh đất nghèo khó, một đảng viên trẻ dám nghĩ, dám làm.

Thiếu nguyên liệu thức ăn gia súc

Một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp nhưng hằng năm lại phải nhập khẩu hàng tỉ USD nguyên liệu nông sản cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Doanh nghiệp Anh giúp Việt Nam về hợp tác công-tư

Hoàng tử Andrew, Đại sứ Thương mại và Đầu tư của Vương quốc Anh nhấn mạnh Vương quốc Anh là một đối tác chiến lược của Việt Nam và mong muốn mối quan hệ đối tác này trở nên thực sự có ý nghĩa, có hiệu quả và đem lại lợi ích cho cả Việt Nam lẫn Vương quốc Anh.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 3,15%

(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.200 tỷ đồng. Riêng quý III, ước đạt 1.511 tỷ đồng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2010 tăng 3,15% so với tháng 8 và tăng 7,04 % so với tháng 12/2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục