Áp lực lạm phát và khó khăn trong huy động vốn gây sức ép lớn đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND trên thị trường. Trong bối cảnh ấy, nhóm vay tiêu dùng chịu nhiều "thiệt thòi" nhất với mặt bằng lãi vay cao nhất trên thị trường và gần như đóng băng suốt một thời gian dài.

Nhóm thiệt thòi?

Sau hơn ba tháng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng chỉ chứng kiến mức giảm khiêm tốn so với mục tiêu cũng như mong đợi. Với nhiều biến động ở một số ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động VND sau ba tháng hiện đang dao động ở mức 10,59-11,2%/năm và chỉ giảm khoảng 0,2-0,3%/năm so với thời điểm cuối tháng 6.2010.

Không có nhiều điều chỉnh đáng chú ý, mặt bằng lãi suất cho vay VND chỉ có được những điều chỉnh giảm đáng kể ở nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa. Ở nhóm khách hàng này, mức lãi suất phổ biến hiện dừng ở mức 12-12,5%/năm đối với nhóm NHTM quốc doanh và 12,5-13,5%/năm đối với nhóm NHTM cổ phần. Các nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất - kinh doanh khác nằm ngoài các lĩnh vực trên hiện vẫn phải vay vốn với lãi suất 13-15,5%/năm.

Song không được “may mắn” như nhóm khách hàng đầu tư sản xuất – kinh doanh, nhóm khách hàng vay vốn tiêu dùng hiện vẫn đang phải chịu lãi suất cao nhất trên thị trường và thậm chí ở nhiều ngân hàng, các mức lãi suất này không hề được điều chỉnh giảm trong ít nhất 4 tháng qua. Sau một thời gian dài thực hiện các biện pháp kêu gọi nhằm giảm lãi suất cho vay VND trên thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn đang phổ biến ở mức 16-17,5%/năm, thậm chí còn cao hơn mức này. Cũng có nhiều NHTM quy mô lớn tung ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất thấp nhất được mời chào ở mức 14-14,5%/năm, song cũng không dễ tiếp cận. Nhiều khách hàng vay vốn với mục đích mua sắm ôtô và xây dựng nhà cửa cho hay, hiện đang phải trả lãi vay tiêu dùng tới 16-17,4%/năm và mức lãi suất này chưa hề được điều chỉnh trong vòng 4 tháng qua.

Lãi cao, dư nợ tăng chậm

Lãi suất cho vay cao cùng với các điều khoản vay vốn chặt chẽ đối với nhóm khách hàng “bị coi” là nhiều rủi ro khiến dư nợ cho vay tiêu dùng thường chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng. Diễn biến này hầu như không thay đổi trong các tháng qua. Dù đạt mức tăng lớn 19,7%, dư nợ tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2010 mới đạt 151.000 tỉ đồng, tương đương 39% dư nợ tín dụng đối với khu vực phi sản xuất và thấp hơn nhiều mức 218.000 tỉ đồng của dư nợ cho vay bất động sản. Đáng lưu ý, tại khu vực sôi động như TPHCM, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng 8.2010 mới đạt 32.035 tỉ đồng và chỉ tương đương 5,2% so với tổng dư nợ tín dụng 620.000 tỉ đồng của các NHTM trên địa bàn. Các tìm hiểu cho thấy, tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ở nhiều NHTM đến thời điểm hiện nay cũng chỉ chiếm phổ biến khoảng 5-7% tổng dư nợ.

Dẫu vậy, khi mà chênh lệch giữa lãi suất VND đầu vào và lãi cho vay kinh doanh thấp (10,9-11,2%/năm so với mức lãi vay ưu đãi 12-13,5%/năm và 13-15,5%/năm đối với kinh doanh thông thường), cho vay tiêu dùng vẫn là kênh mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm. Đặc biệt, trong bối cảnh các NHTM phải cân đối chỉ tiêu chỉ được cho vay không quá 80% tổng vốn huy động và vẫn gặp khó khăn khi huy động vốn trên thị trường hàng loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng với mức cho vay lên tới 70-80% giá trị tài sản đảm bảo được tung ra gần đây cho thấy các NHTM đang dành nhiều mối quan tâm cho nhóm khách hàng này. Mức tăng 19,7%, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống cũng cho thấy nhu cầu vay vốn ở nhóm này là rất lớn, đặc biệt trong các tháng mua sắm cuối năm. Nhiều nhận định cho rằng, nếu giải quyết được bài toán lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn ở quá cao một cách hợp lý, tín dụng tiêu dùng sẽ có được mức tăng mạnh trong các tháng trước tết âm lịch.

                                                                              Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, huyện Cao Phong cắt băng khánh thành
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng ngày doanh nhân Việt Nam.

Giá trị sản xuất công nghiệp quý III ước đạt 874,5 tỷ đồng

(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 2.176 tỷ đồng (tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2009), riêng quý III đạt giá trị sản xuất công nghiệp 874,5 tỷ đồng. Nếu tính cả giá trị sản xuất Công ty thuỷ điện Hoà Bình, quý III ước đạt 1.500 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng lên ước đạt 3.701 tỷ đồng.

Độc Lập: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo

(HBĐT) - “Là xã vùng cao thuộc diện Đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. 100% hộ dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông - lâm nghiệp với cây lúa, ngô sắn là chủ yếu. Xác định rõ những khó khăn tác động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong những năm qua Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế trong đó chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị sử dụng đất. Nhờ vậy đã từng bước thực hiện hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo”, ông Nguyễn Hồng Binh, Bí thư Đảng bộ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn chia sẻ.

Hạt Giao thông Kim Bôi đảm bảo an toàn cho những tuyến đường

(HBĐT) - Là một đơn vị quản lý tuyến đường có nhiều đồi núi đèo dốc hiểm trở, mùa mưa bão có thể gây sạt lở rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông, trong những năm qua, Hạt giao thông Kim Bôi đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó phấn đấu để luôn đảm bảo êm thuận cho những tuyến đường.

Thận trọng khi đối tác nước ngoài chào cho vay vốn

Ngày 13/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 7824/NHNN-TD gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng về việc thận trọng đối với các khoản chào cho vay vốn của các đối tác nước ngoài.

“Nóng” tín dụng ngoại tệ

Nếu chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và USD được duy trì ở mức hợp lý, tín dụng ngoại tệ mới mong giảm nhiệt. Theo các ngân hàng (NH), tín dụng ngoại tệ tiếp tục tăng là do USD tăng giá so với VNĐ, cho vay bằng ngoại tệ quy đổi thành VNĐ đã đẩy tổng dư nợ tăng lên.

Có quên chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010?

Năm 2010, kế hoạch xuất khẩu (XK) sẽ tăng 6% so với năm 2009 - là năm kim ngạch XK giảm sút tệ hại - nên tổng kim ngạch XK dự kiến khoảng 60,5 tỉ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục