Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…

 

Trong đó, cây căn quả, cây công nghiệp được chú trọng, xác định là một trong những cây chủ lực để phát triển kinh tế của huyện. Năm 2006, Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp của huyện, trên cơ sở đó, UBND huyện đã xây dựng dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2011. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách và thu hút vốn các dự án, các chương trình nhân giống, đầu tư thâm canh cây ăn quả và cây công nghiệp được triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực. Đến nay, Cao Phong đang hình thành vùng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế.

 

Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nói đến cây công nghiệp ở Cao Phong phải nhắc đến đầu tiên là cây mía. Diện tích mía chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích cây công nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn một số loại cây khác như lạc, đậu tương, chè, bông… nhưng không đáng kể, lạc, đậu tương chủ yếu được trồng xen với mía. Cây mía xuất hiện ở Cao Phong từ lâu, được nhân dân trồng từ những năm 1980. Năm 2002, toàn huyện mới có khoảng trên 1.000 ha mía, đến năm 2006, khi xây dựng dự án diện tích mía tăng lên 1.800 ha. Thời kỳ đầu chủ yếu nhân dân tự trồng, nhận thấy giá trị kinh tế, thế mạnh của cây mía đối với đồng đất địa phương, huyện đã có định hướng để nhân dân tập trung đầu tư phát triển loại cây này. Những năm 2002 – 2003, huyện đã chú trọng dành ngân sách cho việc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật thâm canh cho bà con, cùng với việc học hỏi lẫn nhau trong sản xuất, đúc rút kinh nghiệm trồng mía từ nhiều năm đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ thâm canh của người trồng mía được nâng cao rõ rệt. Huyện xây dựng kế hoạch phát triển diện tích mía hàng năm, trên cơ sở định hướng của huyện dần dần hình thành các vùng trồng mía. Đến năm 2006, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp ra đời đã tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng mía trên địa bàn. Cây mía được trồng ở khắp các xã, thị trấn trong huyện, với tổng diện tích toàn huyện hiện đạt 2.492 ha. Trong đó tập trung nhiều ở Dũng Phong, Tây Phong, Tân Phong, Bắc Phong, Nam Phong, thị trấn Cao Phong, mỗi địa bàn có từ 80 – 100 ha mía. Phần lớn diện tích mía được trồng là mía tím, mía trắng chiếm khoảng 40%, mía nguyên liệu có khoảng hơn 100 ha. Giá trị thu nhập từ mía ngày càng tăng lên. Những năm trước 1 ha mía bình quân cho thu nhập khoảng 80 – 90 triệu, đến nay đạt từ 100 – 120 triệu động/ha. Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quân, từ giá trị thu nhập ngày càng tăng nên diện tích trồng mía cũng dần được tăng cao. Có những hộ như ở xã Dũng Phong đầu tư trồng đến 3 ha mía, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ngoài ra, nhờ nắm vững kỹ thuật canh tác, sau một chu kỳ trồng mía người dân trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương vừa cải tạo đất, vừa tăng thêm nguồn thu không để đất trống. Trong những năm tới, cây mía vẫn được xác định là một trong những loại cây trồng thế mạnh của huyện. Huyện tiếp tục phát triển và duy trì diện tích trồng mía vào khoảng 2.400 – 2.500 ha.

 

Cao Phong đã được biết đến là vùng đất của cây cam, cây mía – những loại cây “đặc sản” có tiếng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm cam Cao Phong đã được đăng ký thương hiệu, huyện đang tiếp tục xúc tiến các hoạt động để đăng ký thương hiệu mía tím Cao Phong. Giá trị kinh tế từ cây công nghiệp, trong đó nổi bật là cây mía mang lại đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 

                                                                                   Thu Hà

 

Các tin khác

Nhiều hộ gia đình được vay vốn phát triển nghề nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kỳ Sơn - vùng động lực kinh tế mới

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Đinh Đăng Điện cho biết: Huyện Kỳ Sơn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đã định hình rõ nét. Huyện đã có 2 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch là KCN Mông Hóa và Yên Quang và các cụm công nghiệp khác ở Phú Minh, Mông Hóa, Dân Hòa. Vùng sản xuất nông lâm nghiệp đã hình thành làm cơ sở để phát triển sản xuất hàng hóa. Cạnh đó huyện có huyện có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, bao gồm cả đường thủy, sẽ là những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

TP Hòa Bình: Giá trị sản xuất CN, TTCN 9 tháng đạt 571 tỉ đồng

(HBĐT) - TP Hoà Bình hiện có 1.100 hộ kinh doanh, 52 doanh nghiệp tư nhân, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 6 doanh nghiệp Nhà nước, 4 công ty cổ phần. 9 tháng năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 571 tỉ đồng, đạt 73% kế hoạch năm.

Nam Phong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Nam Phong là một xã cuối của huyện Cao Phong. Toàn xã có 10 xóm với 850 hộ, trên 3.800 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc cùng chung sống là Mường và Kinh. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Doanh nghiệp lãi liên tục, giá xăng không giảm

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dù liên tục có lãi trong vòng một tháng qua và mức lãi hiện nay lên tới trên dưới 1.000 đồng/lít xăng, nhưng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chưa có động thái giảm giá bán lẻ trong nước.

Căng thẳng USD

Căng thẳng cung cầu cộng với tin đồn tỷ giá sẽ tiếp tục tăng đã đẩy giá USD liên tục tăng trong ngày 18.10. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải mua USD cao hơn giá niêm yết và không ít các DN khác tìm nguồn USD bên ngoài ngân hàng (NH).

Sức bật công nghiệp

(HBĐT) - Ông Đinh Tiến Dũng, PGĐ Sở Công thương phác hoạ những bức tranh công nghiệp tỉnh: Nhìn vào thực tế có thể dễ dàng nhận thấy, công nghiệp của tỉnh đang có sự thay đổi về chất. Mươi năm trước, Hòa Bình là tỉnh thuần nông theo đúng nghĩa, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chưa vượt quả vài trăm tỷ đồng, những “điểm nhấn" công nghiệp chỉ là vài nhà máy xi măng công nghệ lò đứng, các điểm sản xuất bia, và các cơ sở chổi chít...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục