Nghề dệt thổ cẩm ở Đông Lai - Tân Lạc giữ gìn và phát truyền thống dân tộc
(HBĐT) - Xuất phát từ mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình và chủ trương xây dựng điểm mô hình dệt thổ cẩm truyền thống của Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc, từ tháng 7/2007, Hội phụ nữ xã Đông Lai đã triển khai mô hình tại chi hội phụ nữ xóm Cóm với 20 hội viên tham gia
Những chị em trong mô hình thường xuyên sinh hoạt tại chi hội, phát huy tinh thần hăng say lao động- sản xuất, tận dụng thời gian nhàn dỗi với bàn tay khéo léo đã làm ra những sản phẩm thổ cẩm có giá trị. Từ đó chi hội phụ nữ xóm Cóm đã trở thành đầu mối cung cấp sản phẩm cho HTX dệt may Vọng Ngàn có trụ sở tại xã Mãn Đức. Trong số hội viên tham gia mô hình đã có một số người tham gia quản lý HTX. Do vậy, từ năm 2007, chị em HTX Vọng Ngàn cũng đã có cơ hội tham gia các khoá đào tạo kỹ thuật và chương trình hội thảo về mẫu mã. Qua đó, chị em đã nghiên cứu thực tế, tạo ra nhiều mẫu mã phong phú trên mặt vải dệt thổ cẩm như: cạp váy, vỏ chăn, ga trải giường, quần áo, túi xách... Đến nay, sản phẩm từ bàn tay chị em sản xuất ra đã cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tổ may đã tạo việc làm cho 68 hội viên với thu nhập bình quân từ 300.000 - 800.000 đồng/ người/ tháng.
Nghề dệt thổ cẩm không những giúp cho chị em có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn thu hút được 100% hội viên tham gia sinh hoạt Hội, tạo điều kiện cho hội viên tham gia các hoạt động xây dựng quỹ hội, quỹ xã hội từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, chất độc da cam, quỹ khuyến học. Từ đó trích một phần quỹ hội thăm hỏi gia đình chính sách, tặng quà tân binh lên đường nhập ngũ và các khoản đóng góp của địa phương...
Qua khảo sát thực tế, hiện nay, tại xã Đông Lai có 700 hội viên biết dệt thổ cẩm có nhu cầu tham gia HTX dệt may Vọng Ngàn. Trong những năm tới, Hội Phụ nữ xã Đông Lai sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình dệt thổ cẩm truyền thống ở các chi hội trong toàn xã.
Bùi Thị Điền
(Hội Phụ nữ tỉnh)
Ðã từ lâu, Bạc Liêu nổi tiếng "Nam Kỳ lục tỉnh" với nghề làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng lúa... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn nhiều bấp bênh, đơn lẻ, thiếu sự liên kết, nhất là khâu chế biến còn yếu kém. Tình trạng "trồng rồi chặt" diễn ra khá phổ biến. Nhận rõ thực trạng này, Bạc Liêu đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân...
(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB có tổng mức đầu tư trên 6.700 tỉ đồng, chiều dài khoảng 20,2 km trên địa bàn các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn); xã Trung Minh, phường Tân Hòa (TPHB). Đây là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc. Khi hoàn thành, tuyến đường góp phần hình thành những vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, khi đường mới được khởi công đầu tháng 10/2010, tại xã Yên Quang (Kỳ Sơn) đã xảy ra nhiều chuyện vui, buồn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành nông - lâm nghiệp Lạc Thủy đã có bước phát triển khá và trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế huyện. SXNN đang phát triển theo hướng luân canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, giá trị SXNN chiếm trên 40% GDP toàn huyện. SXNN chuyển biến tích cực, kinh tế nông nghiệp, nông thôn cơ bản thoát khỏi nền kinh tế tự cấp, tự túc và đang chuyển dịch theo hướng SXHH, đa dạng hóa sản phẩm.
Sau khi xảy ra cơn sốt gỗ sưa do giá mỗi cây gỗ sưa cả tỷ đồng, hàng ngàn nông dân khắp nơi trong cả nước đổ xô trồng cây sưa. Thậm chí, còn xuất hiện hàng trăm làng chuyên ươm cây sưa để bán. Nhưng giờ chẳng còn “say sưa” với cây sưa nữa, nông dân bỗng dưng… mắc nợ!
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cuối cùng đã trượt khỏi thương vụ mua tài sản của Tập đoàn Dầu khí Anh BP ở Việt Nam, dù PVN luôn thể hiện những thông điệp ấn tượng cho sự hiện diện của mình.
(HBĐT) - 9 tháng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 33,7 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 86% kế hoạch năm.