Tăng lãi suất sẽ gây lạm phát. Doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động đầu tiên của chính sách này. Sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất trên thị trường đã bắt đầu điều chỉnh.

Ngân hàng đua khuyến mãi
 
Từ ngày 5-11, lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước nâng lên 9%/năm, tăng 1% so với trước, lập tức các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo nâng lãi suất từ kỳ hạn 1 tháng trở lên ở mức 12%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 14%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tài trợ hàng xuất khẩu, cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 12,75%. Đối với các doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn, thu được nhiều ngoại tệ và cam kết bán nhiều ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất cho vay thấp hơn.
 
Mức huy động 12% cho các kỳ hạn một tháng trở lên được áp dụng chung cho hầu hết các ngân hàng. Lãi suất đầu ra phổ biến bằng mức huy động kỳ hạn 12 tháng cộng thêm 3%-3,5%, tức bằng khoảng 15%-15,5%.
 
Cùng với tăng lãi suất, các ngân hàng cũng khuyến mãi rầm rộ. Ngân hàng Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có chương trình khuyến mãi tổng giá trị lên tới 11 tỉ đồng, giải thưởng là xe Mercedes C250, 30 xe máy SHi 125; Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội (Habubank) khuyến mãi ô tô Camry trị giá 1 tỉ đồng, xe máy LX...
 
Các chuyên gia kinh tế bình luận thực chất đây là động thái hợp thức hóa lãi suất trên thị trường vì lãi suất thực tế đã bỏ xa ngưỡng “vào 10%, ra 12%” như chỉ đạo của Chính phủ.
 

Hiện lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn đều chung một mức 12%/năm. Điều này cho thấy lãi suất có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh.

 
Vay vốn sẽ khó hơn
 
Xung quanh chính sách này vẫn có hai quan điểm khác nhau. Đa số ý kiến cho rằng động thái này là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đã đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao và lạm phát đang trở lại. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm kiểm soát lạm phát, trả lãi suất về đúng cung cầu thị trường. Quan trọng là lãi suất tăng lên sẽ có tác động khuyến khích người dân từ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chuyển sang gửi bằng VNĐ, góp phần hạ nhiệt tỉ giá.
 
Song một số ý kiến lại cho rằng đây có thể là khởi đầu của đợt tăng lãi suất mới, gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng lãi suất hợp lý chỉ là 7%-8%/năm, nếu cao gấp đôi, chính lãi suất sẽ là nguyên nhân gây ra lạm phát. Vì khi đó, chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, làm tăng giá thành sản xuất, tăng giá bán sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
 
Tăng lãi suất, người dân cũng không còn tiền gửi. Lãi suất theo thị trường tăng cao, dân sẽ lại đi mua vàng tích trữ vì sợ lạm phát. Tự do lãi suất bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế, tiền vào ngân hàng cũng không thể nhiều hơn. “Lạm phát ở VN hiện nay không phải lỗi của chính sách tiền tệ, không phải do cung ứng quá nhiều tiền. Nguyên nhân của lạm phát là công tác bình ổn giá chưa có hiệu quả, đầu tư dàn trải”.
 
Đối tượng đầu tiên chịu tác động của chính sách này là doanh nghiệp vì phải trả giá vốn cao hơn vài phần trăm/năm. Do lãi suất được điều chỉnh vào cuối năm, nhiều doanh nghiệp cần vốn buộc phải chấp nhận vay đắt để chạy sản xuất. Vì trong thực tế, các ngân hàng lớn thực hiện đồng thuận lãi suất theo thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng, còn ngân hàng nhỏ kém cạnh tranh hơn vẫn phải áp dụng lãi suất cao hơn hoặc tăng giá trị khuyến mãi để cạnh tranh. Như vậy, lãi suất cho vay sẽ phải cao hơn các ngân hàng lớn. Mặc dù là thị trường cạnh tranh nhưng lãi suất có cao vẫn không lo vốn ế vì các doanh nghiệp vẫn đói vốn.
 
                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Siêu thị Định Nhuận chuẩn bị các mặt hàng phục vụ tiêu dùng những tháng cuối năm.

Quyết liệt kiểm soát giá

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung kiềm chế lạm phát, quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng sốt giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Thiệt vì đô la hóa

Trong cơn sốt ngoại tệ diễn ra trên thị trường, người dân gặp phiền toái bởi nhiều dịch vụ, hàng hóa yêu cầu chỉ thanh toán bằng USD hoặc nhận VNĐ theo giá trị quy đổi tại thời điểm giao dịch

Để lạm phát dưới 10%: Tín hiệu thắt chặt tiền tệ

Tăng các mức LS do NHNN công bố; không đặt cao vấn đề tăng trưởng tín dụng; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ... Những quyết định mà NHNN đưa ra ngay trong 5 ngày đầu tháng 11 cho thấy tín hiệu thắt chặt tiền tệ đã được đưa ra khá rõ ràng.

Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy sản

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng khá lớn để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có 136 hồ chứa thủy lợi diện tích từ 5 ha trở lên, trên 8.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình cùng các sông, suối, khe lạch, ao, hồ có thể đưa vào khai thác để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, tỉnh có hệ thống loài cá phong phú, đa dạng với các loại cá truyền thống như: chắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính. Tỉnh còn có nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, anh vũ... được ưa chuộng trên thị trường.

Phụ nữ Lương Sơn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình

(HBĐT) - Xác định mục tiêu phát triển kinh tế xoá đói- giảm nghèo nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên, Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn đã đưa phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” là nhiệm vụ trọng tâm.

Khi đường cao tốc qua bản: Hậu thu hồi đất

(HBĐT) - Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn có 5/8 xóm là Trung Mường 1, Trung Mường 2, Cun, Rợn, Mùn 5 bị thu hồi đất nông nghiệp và đất thổ cư để xây dựng tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TP. Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục