Giá nhiều loại thuốc đua nhau tăng khiến người bệnh thêm khốn khó
Theo các chuyên gia y tế, việc vin vào cớ ngoại tệ lên giá hay dịch bệnh, thiên tai để tăng giá thuốc, “bóp cổ” người bệnh là điều không thể chấp nhận
Cục Quản lý dược Bộ Y tế vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, TP và các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh dược phẩm yêu cầu kiểm tra, giám sát thị trường thuốc chữa bệnh để góp phần bình ổn giá mặt hàng này. Đây là động thái can thiệp khẩn của cơ quan đầu ngành y tế khi giá thuốc “té nước theo mưa”, tăng chóng mặt thời gian qua.
Tăng lực cho thuốc nội Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thuốc ngoại lấn thuốc nội trên sân nhà là thực tế phổ biến hiện nay.
Bởi lẽ, thuốc ngoại được ưu ái hơn về mọi phương diện, trong đó việc quảng bá sản phẩm. Hơn nữa, người bệnh và cả bác sĩ kê toa cũng chưa đặt niềm tin ở thuốc nội.
Chính vì vậy, thuốc nhập khẩu có cơ hội làm giá, tăng giá tràn lan. “Chương trình “Thuốc Việt cho người Việt” do Sở Y tế TPHCM vừa triển khai với sự tham gia của hàng chục DN dược phẩm sẽ góp phần nào làm tăng lực cho thuốc Việt.
Tuy nhiên, về vĩ mô, căn cơ lâu dài, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thuốc Việt, bảo hộ thuốc trong nước, hạn chế nhập các loại thuốc mà trong nước đã có sản phẩm thay thế, không để thuốc ngoại bành trướng...” – bà Lan nói.
Trong khi đó, ông Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp về dược học, cho rằng để ngăn chặn việc tăng giá thuốc bất hợp lý, Nhà nước cần nhanh chóng xác định danh mục các thuốc cần kiểm soát giá, chủ yếu là khoảng 1.000 loại độc quyền trên thị trường dược phẩm VN.
Theo ông Truyền, thị trường thuốc hiện chỉ có 2 loại là thuốc độc quyền và không độc quyền. Ngoài ra, cần xây dựng phương pháp định giá trần đối với các thuốc độc quyền, các biệt dược mới phát minh; BHYT cần kiểm soát giá thuốc và đấu thầu thuốc... |
Điều tra để dự báo chính xác Làm việc với Bộ Y tế cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng để quản lý giá thuốc có hiệu quả, phải giải được bài toán cung - cầu.
Do đó, Bộ Y tế cần tiến hành điều tra quy mô toàn quốc nhu cầu sử dụng thuốc của thị trường để đưa ra những dự báo chính xác, tạo điều kiện cho DN sản xuất theo nhu cầu để tránh tình trạng liên kết tăng giá thuốc bất hợp lý.
Luật Dược quy định rõ Bộ Y tế phải công bố giá thuốc tối đa đối với các thuốc do ngân sách Nhà nước và quỹ BHYT chi trả nhưng theo cơ quan quản lý, việc công bố giá trần này có thể sẽ làm tăng giá thuốc.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, thị trường đang lưu hành khoảng 22.000 mặt hàng thuốc với trên 1.500 hợp chất, mỗi hợp chất lại có nhiều chủng loại, hàm lượng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nơi sản xuất khác nhau... nên việc xác định mức giá trần cho tất cả là điều không thể.
Nếu công bố giá trần thì dù thuốc nội hay thuốc ngoại, cứ cùng chủng loại sẽ có cùng mức giá. Như vậy, vô hình trung sẽ đẩy giá thuốc trong nước lên cao ngang bằng thuốc ngoại, dù thực tế thấp hơn nhiều.
Quy định đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập dù đã thực hiện 4 năm nay nhưng ngày càng bộc lộ nhiều kẽ hở.
Theo nguyên tắc mua sắm đơn giản nhất, mua nhiều giá sẽ thấp nhưng thực tế ở nhiều nơi, giá thuốc trúng thầu vào bệnh viện lại cao hơn giá thị trường.
Vì thế, mới đây Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng nghị định về đấu thầu thuốc |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Sự ổn định về giá cả và các quy định đầu tư, sự chuẩn bị tích cực từ phía các chủ đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn chủ động và linh hoạt… Đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản (XDCB) của tỉnh ta trong 9 tháng năm 2010 đạt khá hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, khi nhìn thẳng vào việc giải ngân vốn XDCB, không khó để nhận thấy những “nút thắt” chưa được tháo gỡ.
(HBĐT) - Ngày 11/11, tại xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (huyện Đà Bắc), Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình và Chi Cục Định canh - Định cư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh ngô lai giống mới chịu hạn MB69. Mô hình có 18 hộ tham gia, trên diện tích 5,5 ha.
Ngày 11-11, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Báo Nhân Dân, Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Ưu tiên dùng hàng Việt" (Bộ Công thương), Viện Quản lý kinh tế T.Ư (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức hội nghị: Nhìn lại một năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động, nhằm đánh giá những thành quả đạt được, những vướng mắc cần tháo gỡ, từ đó kiến nghị các chính sách để tiếp tục thực hiện cuộc vận động đạt hiệu quả cao hơn. Ðồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư tham dự và chỉ đạo hội nghị. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, đại diện các bộ, ban, ngành, sở công thương các tỉnh, thành phố cùng nhiều doanh nghiệp trong nước tham dự.
Chi phí đầu vào tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải kìm giá sản phẩm vì lo ngại sức tiêu thụ sẽ bị suy giảm nếu giá cao. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đang đau đầu không chỉ vì giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao mà tỉ giá USD thời gian gần đây liên tục leo thang khiến chi phí sản xuất tăng vọt. Nhiều ngày qua, giá USD chợ đen tăng, giảm đến cả chục lần khiến DN không biết phải tính toán như thế nào...
Sau khi lần lượt vượt mốc đồng thuận 12%/năm lên 12,2%/năm và chạm mốc 12,5%/năm vào đầu tuần, lãi suất huy động VND hôm qua (11.11) chính thức lập đỉnh mới khi được điều chỉnh lên 13%/năm.
Mấy ngày gần đây, các bà nội trợ liên tục choáng vì các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, cá, rau củ quả… đều tăng giá hàng ngày. Nguyên nhân được các tiểu thương đưa ra là do tình hình bão lũ, giá vàng và USD tăng.