Mấy ngày gần đây, các bà nội trợ liên tục choáng vì các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, cá, rau củ quả… đều tăng giá hàng ngày. Nguyên nhân được các tiểu thương đưa ra là do tình hình bão lũ, giá vàng và USD tăng.

Các mặt hàng đều tăng giá

Ghi nhận tại chợ Khương Trung (quận Thanh Xuân), giá gạo bán lẻ đã tăng từ 10 - 20%, trong đó gạo Bắc Hương được bán với giá 15.000đ/kg, gạo Tám Thái 18.000đ/kg, gạo Tám Điện Biên 16.000đ/kg, gạo Xi 12.000đ/kg, loại gạo rẻ nhất là Tạp Giao bán với giá 11.000đ/kg.

Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).
Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).

Bà Nguyễn Thị Mỹ, chủ của hàng gạo đường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội - cho biết: “Tôi gọi điện lấy gạo các loại, người cung cấp hàng bảo tất cả các loại gạo đã tăng từ 150.000 - 250.000/tấn với lý do bão lũ nên khan hàng”.

Trong “cơn lốc” tăng giá, các loại rau củ quả, thực phẩm tươi sống tăng mạnh nhất. Khảo sát tại chợ Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân), chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa), chợ Hà Đông (quận Hà Đông) thịt ba chỉ 70.000đ/kg; bò bắp thường 150.000đ/kg; thịt nạc vai 80.000đ/kg; thịt gà 90.000đ/kg; thịt mông 70.000đ/kg; đùi gà 70.000đ/kg.

Cá chép: 50.000đ/kg; cá quả 70.000 - 120.000 đ/kg; cá trắm tăng 20% dao động từ 60.000 - 130.000đ/kg; su hào 4.000đ/củ; bắp cải 11.000đ/kg; khoai tây 12.000đ/kg; su su 10.000đ/kg. Giá một bát phở ngày thường 15.000đ, nay tăng lên 20.000đ/bát, có nơi 30.000đ/bát.

Theo đánh giá của các tiểu thương tại các chợ, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm đang tăng từng ngày, đặt biệt là với thịt lợn. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ quầy thịt tại chợ Hạ Đình cho biết: chưa bao giờ giá thịt lợn lại tăng nhanh như đợt này, mỗi ngày một giá, chúng tôi cũng bất ngờ chứ nói gì người mua”

Chị Hoàng Thị Oanh - một tiểu thương ở chợ Khương Trung lý giải: vàng, đôla tăng vù vù thì thực phẩm không tăng mới là chuyện lạ. Chúng tôi nhập vào tăng thì bán ra cũng phải tăng chứ không thì lỗ vốn. Như cá quả loại nhỏ tháng trước nhập vào chỉ 50.000đ/kg thì tháng này đã 65.000đ/kg. “Tôi cũng sốt hết cả ruột, không dám nhập hàng nhiều. Giá cả đắt đỏ nên mọi người đi chợ cũng tiết kiệm”, chị Oanh nói.

Tại các siêu thị - đang “chạy” Tháng khuyến mại thì chỉ có đồ khô, ăn liền giá không thay đổi, còn rau xanh và thực phẩm tươi sống đều tăng nhẹ khoảng từ 5 - 10%.

“Choáng” vì thứ gì cũng tăng giá

Các bà nội trợ mấy ngày qua liên tục choáng, bởi hầu hết các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, rau củ quả… đều tăng giá khá cao so với tuần trước. Giá cả tăng khiến họ phải “thắt lưng buộc bụng” suy tính, cân đối lại chi tiêu.

“Thông tin lương tăng mới rục rịch đã thấy lương thực, thực phẩm cái gì cũng tăng. Đi chợ mà cứ như bị mất cắp. Vèo một cái đã hết cả trăm nghìn, thấy chóng hết cả mặt. Tôi không biết phải lên thực đơn cho bữa ăn như thế nào. Công việc thì bận, trước đây tôi thường mua cho 3-4 ngày thì nay phải mua từng bữa ăn”, chị Nguyễn Thị Tư (ngõ 460 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) - cho biết.

Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người đã hạn chế một cách tối đa những chi phí không cần thiết như: mua sắm quần áo, làm đẹp…, kể cả phải dậy từ sáng sớm tinh mơ để đi chợ. “Giá cả thực phẩm cứ leo thang ầm ầm. Tôi đành phải dậy sớm để mua thịt cá, rau quả ở chợ đầu mối ngã Tư Sở, chứ ra chợ thì đắt lắm”, chị Nguyễn Thị Phượng, nhà ở đường Khương Trung nói.

Nhiều bà nội trợ tỏ ra lo ngại về mức độ tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Không biết từ nay đến Tết giá cả còn leo thang đến mức nào!?

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục