Liên tiếp các thông tin được tung ra khiến thị trường vàng trong nước giảm mạnh. Tính đến ngày cuối tuần (14.11), giá vàng trong nước chỉ còn 35,1 triệu đồng bán ra. Giá thu mua của các cửa hàng kinh doanh vàng đã giảm xuống dưới mốc 35 triệu đồng/lượng và chỉ còn 34,93 triệu đồng/lượng.

 
 
Ảnh: GIANG HUY
Ảnh: GIANG HUY
 

Hiệu ứng kép

Điểm mặt các thông tin góp phần làm giảm nhiệt thị trường vàng trong mấy ngày qua cho thấy, thị trường (hay nói cách khác là tâm lý nhà đầu tư) chịu tác động từ hai yếu tố: Tăng cung vàng cho thị trường và giá vàng thế giới giảm. Ở khía cạnh cung vàng ra thị trường, sau khi NHNN cho biết cấp quota cho 8 DN kinh doanh vàng nhập khẩu vàng đề bình ổn cung – cầu thì tính tới cuối tuần qua đã có 4/8 đơn vị thực hiện nhập khoảng 1/3 lượng cho phép.

Đánh giá của NHNN cũng cho biết, con số 1/3 lượng vàng cho phép nhập khẩu là chưa nhiều song đã có tác động nhất định tới tâm lý thị trường. Và như vậy, do thời hạn nhập vàng còn tới hơn 1 tuần nữa nên đối với 2/3 lượng vàng còn lại các DN vẫn đang theo dõi diễn biến giá vàng thế giới để lựa chọn thời điểm nhập khẩu thích hợp. Thêm vào đó, trong thông báo phát đi ngày cuối tuần qua, NHNN cũng cho biết sẽ cấp tiếp giấy phép nhập khẩu vàng cho một số NHTM và DN kinh doanh vàng khác để bổ sung nguồn cung cho thị trường.

Ngoài ra, thông tin mới nhất có tác động tích cực tới thị trường là Bộ Tài chính sau khi ban gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về việc áp thuế xuất khẩu vàng ở mức 20%, ngày cuối tuần cũng đã ký ban hành thông tư 182/2010/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng vàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, thuế nhập khẩu các mặt hàng vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột giảm từ 1% xuống 0%. Mức này sẽ có hiệu lực từ ngày 12.11. Như vậy, thông điệp lần này của cơ quan quản lý thuế là tăng cường cung vàng cho thị trường trong nước và giảm lượng vàng xuất khẩu ra ngoài.

Một điều được cho là may mắn và cũng được cho là nguyên nhân tạo hiệu ứng kép khiến giá vàng trong nước giảm mạnh là trong mấy ngày qua - đặc biệt là trong phiên giao dịch cuối tuần - giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh xuống dưới 1.400USD/ounce và chỉ còn 1.368,8 - 1.369,8USD/oucne. Điều này đã kéo giá vàng trong nước quy đổi giảm theo. Đây cũng là điều kiện để giá vàng trong nước giảm nhiệt và giúp các DN kinh doanh vàng có cơ hội canh giá để nhập vàng. Giá vàng trong nước tính tới cuối tuần cao hơn giá vàng thế giới quy đổi là 50.000 đồng/lượng (theo tỉ giá chợ đen) và cao hơn 300.000 đồng/theo tỉ giá NH, chưa tính thuế và các chi hí khác.

USD để nhập vàng

Một điều được rất nhiều người trên thị trường quan tâm trong những ngày qua là nguồn USD để các đơn vị này nhập vàng. Nếu tính theo giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần là 1.369USD/ounce thì để nhập 1 tấn vàng, sẽ phải bỏ ra 43.148.000USD. Giới kinh doanh cho rằng, lượng vàng thiếu hụt trên thị trường khoảng 20 tấn. Nếu nhập khẩu một lượng bằng 1/4 con số này thôi - tức là 5 tấn thì cũng đã phải bỏ ra 215.740.000USD. Trong đợt biến động giá vàng cách đây đúng một năm, khi cấp phép nhập khẩu vàng cho một số DN, NH đã kèm theo điều kiện là các DN đó phải có sẵn nguồn USD, hoặc phải được các NH mẹ hỗ trợ. Trong đợt cấp quota nhập khẩu vàng lần này, vấn đề nguồn USD để nhập vàng chưa được đề cập tới.

Tuy nhiên, trong thông báo ngày cuối tuần về việc NHNN tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối những tháng cuối năm, NHNN cho biết việc cho phép nhập khẩu vàng trong thời gian hai tuần không làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc giá vàng liên tục giảm mạnh, trong khi giá USD trong nước không có dấu hiệu giảm tương ứng mà vẫn quanh quẩn mốc 21.000VND/USD. Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - trong buổi họp báo ngày 4.11 về một số vấn đề kinh tế vĩ mô - cũng cho rằng các NHTM trong thời gian qua cũng không có USD kinh doanh để bán cho DN, chứ không phải có mà găm giữ không bán.

Trong khi đó, NHNN cho biết chỉ thực hiện bán can thiệp ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, đồng thời có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các NHTM trong việc bán, cho vay và thanh toán ngoại tệ để nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu. Do đó, vẫn có một số người vẫn đang đi tìm câu trả lời, liệu việc nhập vàng có tác động nào tới thị trường ngoại tệ không?.

 

                                                                      Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Hồ Trọng đã hoàn thành hệ thống đập tràn
Kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước, nhân dân xã Yên Trị (Yên Thuỷ) đóng góp ngày công để sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nông thôn
Giá nhiều loại thuốc đua nhau tăng khiến người bệnh thêm khốn khó
Không có hình ảnh

Vì sao tiền xu khó lưu thông?

Tiền xu không chỉ bị "ruồng bỏ" trong trao đổi thương mại hằng ngày. Ngay cả trong các hoạt động quyên góp từ thiện, người nhận tiền cũng chẳng mấy mặn mà. Nguyên nhân tại sao ?

Chủ động ổn định thị trường vàng và tiền tệ

Thị trường tài chính tiền tệ, lãi suất, vàng USD trải qua một tuần nhiều biến động gây không ít hoang mang cho người dân và doanh nghiệp. Đến cuối tuần này, các thị trường này đã hạ nhiệt được phần nào khi những giải pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát huy tác dụng. Tuy nhiên, liệu các cơn sốt này có dứt hẳn hay sẽ tái diễn...

Cao Phong: Nông dân phấn khởi bước vào vụ thu cam

(HBĐT)- Cam Cao Phong năm nay được giá. Vùng đất Cao Phong sôi động bước vào vụ cam. Thương lái Cao Phong tấp nập đặt hàng. Người trồng cam hồ hởi. Nhiều gia đình có tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chất lượng, uy tín, thương hiệu Cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường.

Giải ngân vốn xây dựng cơ bản – những “nút thắt” chưa được tháo gỡ

(HBĐT) - Sự ổn định về giá cả và các quy định đầu tư, sự chuẩn bị tích cực từ phía các chủ đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn chủ động và linh hoạt… Đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản (XDCB) của tỉnh ta trong 9 tháng năm 2010 đạt khá hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, khi nhìn thẳng vào việc giải ngân vốn XDCB, không khó để nhận thấy những “nút thắt” chưa được tháo gỡ.

Mô hình thâm canh ngô lai chịu hạn tại xóm Tân Sơn

(HBĐT) - Ngày 11/11, tại xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (huyện Đà Bắc), Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình và Chi Cục Định canh - Định cư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh ngô lai giống mới chịu hạn MB69. Mô hình có 18 hộ tham gia, trên diện tích 5,5 ha.

Nhìn lại một năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Ngày 11-11, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Báo Nhân Dân, Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Ưu tiên dùng hàng Việt" (Bộ Công thương), Viện Quản lý kinh tế T.Ư (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức hội nghị: Nhìn lại một năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động, nhằm đánh giá những thành quả đạt được, những vướng mắc cần tháo gỡ, từ đó kiến nghị các chính sách để tiếp tục thực hiện cuộc vận động đạt hiệu quả cao hơn. Ðồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư tham dự và chỉ đạo hội nghị. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư, đại diện các bộ, ban, ngành, sở công thương các tỉnh, thành phố cùng nhiều doanh nghiệp trong nước tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục