Do không được kết nối cung - cầu hiệu quả, nông sản của các xã dọc đường 12B (Kim Bôi) phải bán lẻ dọc đường và đối mặt với nguy cơ ế hàng, rớt giá

Do không được kết nối cung - cầu hiệu quả, nông sản của các xã dọc đường 12B (Kim Bôi) phải bán lẻ dọc đường và đối mặt với nguy cơ ế hàng, rớt giá

(HBĐT) - Xây dựng và phát triển một hệ thống sàn giao dịch trực tuyến tại 11 huyện, thành phố nhằm kết nối cung - cầu các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh. Đây là ý tưởng đang được Hội Nông dân (HND) tỉnh từng bước hiện thực hóa thông qua đề án “Xây dựng hệ thống sàn giao dịch kết nối cung - cầu nông nghiệp thực phẩm tại tỉnh Hòa Bình”.

 

Đề án do HND tỉnh xây dựng và chủ trì thực hiện. Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ thành lập hệ thống gồm 12 sàn giao dịch kết nối cung-cầu (SKNCC) nông nghiệp thực phẩm tại 11 huyện, thành phố và 1 sàn trung tâm đặt tại văn phòng HND tỉnh. Quản lý sàn là cán bộ HND, làm việc theo hình thức bán chuyên trách. Thông qua hệ thống mạng Internet, các SKNCC với hình thức là các trang web hoạt động độc lập và có tính liên kết cao sẽ cập nhật những thông tin mới nhất, đầy đủ và chính xác liên quan đến các loại nông sản thực phẩm. Ví dụ như năng suất, sản lượng, giá cả, mùa vụ, đầu vào, đầu ra, các chính sách hỗ trợ... Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn. Trong đó, một nguồn quan trọng là do chính các thành viên tham gia hệ thống SKNCC cung cấp gồm hội viên HND các cấp trong tỉnh, chủ trang trại, DN, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn... có nhu cầu kết nối thông tin để thúc đẩy hoạt động mua, bán các loại nông sản. Tham gia hệ thống này, thành viên vừa là người cung cấp thông tin, vừa là người được tiếp cận và hưởng lợi từ thông tin. Một mặt, họ sẽ trưng bày, giới thiệu về sản phẩm của mình qua các gian hàng trực tuyến dành cho thành viên nhằm chủ động tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác sẽ được truy cập một lượng thông tin phong phú, đáng tin cậy, liên quan đến lợi ích của mình. Khi chính thức đi vào hoạt động, đây sẽ là kênh thông tin tiện ích thực hiện chức năng giới thiệu sản phẩm và đại diện giao dịch, có tác dụng kích cầu, thúc đẩy SX và mở rộng các dịch vụ nông nghiệp.

 

Tỉnh ta có gần 80% dân số làm nông nghiệp. Hàng năm có khoảng 25.000 ha đất nông nghiệp, tương đương có hàng vạn tấn nông sản cần tiêu thụ trên thị trường và cũng cần hàng nghìn tấn nguyên liệu cung ứng cho SXNN. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc xây dựng một hệ thống SKNCC xuyên suốt từ tỉnh xuống huyện và kết nối ra toàn quốc được xem là cần thiết, có tính khả thi cao. Trong quá trình xây dựng đề án, HND tỉnh đã khảo sát nhu cầu của hàng trăm hộ nông dân, chủ trang trại, DN đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn tại tỉnh. Hầu hết đều mong muốn có SKNCC và được tham gia với tư cách là thành viên. Đặc biệt, HND tỉnh đã tìm hiểu hoạt động phối hợp giữa HND Việt Nam với Công ty TNHH Phố Chợ về triển khai kế hoạch phát triển hệ thống SKNCC nông nghiệp, thực phẩm trên toàn quốc. Công ty TNHH Phố Chợ cũng cung cấp thông tin cần thiết cho HND tỉnh về kế hoạch triển khai tại tỉnh. Dự kiến đến quý I/2011, đề án sẽ chính thức được khởi động với việc xây dựng SKNCC đầu tiên tại TPHB.

 

Tin tưởng vào tính khả thi và hiệu quả bền vững của đề án, ông Nguyễn  Văn Phấn, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho rằng, nông nghiệp - nông dân - nông thôn tỉnh muốn bơi ra biển lớn để hội nhập và phát triển cần phải kết nối với mạng lưới thông tin sẵn có của cả nước và quốc tế, tránh bị thua thiệt và đóng cửa vì lý do thiếu thông tin. Thiết nghĩ, trong bối cảnh kinh tế nông nghiệp đang được đa dạng hóa và mở rộng quan hệ thương mại, việc xây dựng hệ thống SKNCC nông nghiệp, thực phẩm tại tỉnh là    cấp thiết, góp phần thúc đẩy tam   nông tại tỉnh phát triển bền vững và  lớn mạnh về chất trong môi trường    hội nhập.

 

 

                                                                                            Phan Anh

Các tin khác

Đại lộ Đông Tây sử dụng vốn ODA của Nhật.
Không có hình ảnh
Vàng đang trong giai đoạn điều chỉnh giảm.
Không có hình ảnh

Hội thảo đầu bờ giống khoai lang KLC 266

(HBĐT) - Ngày 17/11, Chi cục Định canh - Định cư tỉnh phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình giống khoai lang KLC 266 tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) và xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

Kim Bôi nhân rộng mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò

( HBĐT) - Những năm gần đây, phát huy những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, các xã, thị trấn trong huyện đã áp dụng một số mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng với kết quả khả thi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vì sao số thu ngân sách đạt thấp?

(HBĐT) - Chưa năm nào số thu NSNN trên địa bàn lại gặp nhiều khó khăn như năm nay. Đến hết tháng 10, cả tỉnh mới thu được 869 tỷ đồng, đạt 79% dự toán pháp lệnh, bằng 104% so với cùng kỳ

Quản lý chặt chẽ nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông – xuân

( HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch xong lúa mùa trên 23 nghìn ha, đạt 100% diện tích gieo cấy. Hiện, các địa phương đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè - thu và tập trung chăm sóc các cây màu vụ đông.

Tân Minh nỗ lực xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Trong những năm qua, từ một xã nghèo của huyện vùng cao Đà Bắc, Tân Minh đã nỗ lực trong công tác xóa đói - giảm nghèo, đời sống của đồng bào nơi đây đang từng bước được cải thiện.

Bình ổn giá đường

Từ 10 ngày qua, mặt hàng đường đã trở thành đề tài nóng bỏng trên các phương tiện thông tin. Nào là người dân xếp hàng đi mua đường, siêu thị chỉ ưu tiên bán đường cho các khách VIP hoặc mỗi khách hàng không được mua quá 2kg đường… Cùng với đó, các sở ngành chức năng cũng “chạy bở hơi tai” để “dẹp loạn” đối với mặt hàng đường. Vì sao lại có hiện tượng này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục