“Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các cơn gió bão, họ cần phải mạnh lên, phải cơ cấu lại, tìm lại thế mạnh của mình và tạo ra những thế mạnh mới để có thể cạnh tranh được” - chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh khẳng định.
Bên lề hội thảo quốc tế “Cạnh tranh và Chiến lược công ty ngày nay” do GS Michael Porter - “cha đẻ” chiến lược cạnh tranh, giáo sư hàng đầu của ĐH Harvard chủ trì, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh đã có cuộc trao đổi về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Ông nhận định thế nào về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam?
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều loại, trong đó những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất để xuất khẩu có nhiều cải tiến, nỗ lực và họ đang có năng lực cạnh tranh. Họ tỏ ra rất năng động và linh hoạt.
Ngày 29/11, tại Hà Nội, GS. Michael Porter, Đại học Harvard, Hoa Kỳ - cha đẻ của thuyết chiến lược cạnh tranh - đã có buổi diễn thuyết về vấn đề năng lực cạnh tranh và chiến lược của các công ty hiện nay. Đây là lần thứ hai, GS. Michael Porter sang Việt Nam và buổi thuyết trình thu hút hàng trăm đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp của 15 quốc gia. |
Tuy nhiên, tôi thấy đáng tiếc cho những doanh nghiệp độc quyền vì rất trì trệ. Ví dụ, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, không độc quyền thì họ rất năng động, thường xuyên đưa ra những gói chào hàng mới, sản phẩm mới và giá dịch vụ hấp dẫn.
Nhưng hãy nhìn xem ông điện lực chẳng hạn, không những thiếu trong cung ứng điện mà chất lượng điện và thất thoát trên đường truyền tải còn rất lớn. Đây là bài học mà chúng ta cần phải cùng nhau ngồi lại để tìm cách vận dụng vì lợi ích chung của đất nước.
Có người nói giai đoạn hậu khủng hoảng vừa là khó khăn, vừa là lợi thế cho doanh nghiệp, ông nghĩ sao?
Một liếu thuốc đắng có thể là một liều thuốc tốt. Một con người mạnh khỏe sẽ mạnh lên khi đi ra gió bão. Nhưng một người ốm yếu khi đi ra gió bão sẽ gục.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với các cơn gió bão thì họ cần phải mạnh lên, phải cơ cấu lại, tìm lại thế mạnh của mình, tạo ra những thế mạnh mới để có thể cạnh tranh được.
Nhưng tôi thấy doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đối mặt với tình hình khó khăn nhất đó là: lãi suất cao, tỷ giá biến động, chí phí cao, điện cung cấp không ổn định. Tôi rất mong chính quyền địa phương cùng ngồi lại với doanh nghiệp tìm cách hỗ trợ cho doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn.
TS. Lê Đăng Doanh.
Nếu so với các nước, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam hiện nay là gì?
Đó là chính trị xã hội ổn định, có vị thế chiến lược và có nguồn nhân lực dồi dào với chi phí tương đối thấp. Hiện nay nhiều nhà đầu tư vẫn tìm vào Việt Nam để tận dung nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, nếu như nguồn nhân lực đó không được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện có một kỷ luật công nghiệp cao hơn thì lợi thế đó giảm dần và điều đó trở nên bất lợi.
Trong tình hình Việt Nam, những khó khăn đến từ sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô, lạm phát lên cao cũng như biến động tỷ giá sẽ hạn chế đối với năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, lãi suất ngân hàng cao sẽ quá sức chịu đựng của DN.
Ông có kiến nghị gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam?
Cần phải tập trung vào 4 vấn đề. Thứ nhất, cần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm lãi suất ngân hàng và bảo đảm tỷ giá không biến động quá đáng.
Tôi nghĩ nếu giảm được lạm phát thì có thể giảm được lãi suất. Bên cạnh đó, chính sách về tiền tệ phải được công bố và dự báo được.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, tình trạng thiếu điện phải được giải quyết triệt để. Như trong thời gian vừa qua, khi thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, có những doanh nghiệp tự mua nhà máy điện và tự sản xuất điện với giá rất cao.
Thứ ba là nguồn nhân lực, lao động của Việt Nam thông minh, khéo tay nhưng hiện nay ít được đào tạo, kỷ luật công nghiệp kém.
Và cuối cùng là cải cách thủ tục hành chính, đây là vấn đề rất quan trọng bởi có tới 65% doanh nghiệp nói rằng họ phải có những chi phí ngoài pháp luật cho việc kinh doanh của mình.
Theo Dantri
(HBĐT)- KCN Lương Sơn có tổng diện tích 230 ha do công ty CP BĐS An Thịnh- Hòa Bình làm chủ đầu tư, đã cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 diện tích trên 71 ha với hệ thống đường giao thông, điện nước, có trạm xử lý nước thải, dịch vụ hỗ trợ khách hàng đồng bộ.
(HBĐT) - Ngày 27/11, tại Trung tâm thương mại PLAZA Anh Kỳ, Công ty CP Xi măng đỉnh cao (TOPCEMENT) đã tổ chức chương trình “Ấn tượng khởi động Tây Bắc” nhằm giới thiệu sản phẩm xi măng TOHOME đến với khách hàng và công chúng tỉnh Hòa Bình. Hơn 100 doanh nghiệp, cửa hàng đại lý xây dựng tham gia chương trình.
(HBĐT) - Chiều 26/11, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình) đã tổ chức lễ trao giải đặc biệt chương trình tiết kiệm dự thưởng (TKDT) “ Rồng vàng Thăng Long”. Dự lễ trao giải có các đồng chí: Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí UVTV Tỉnh ủy: Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Trần Văn Hoàn, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; các sở ngành, tổ chức cùng đông đảo khách hàng của BIDV.
(HBĐT) - Đi trên đường Thịnh Lang (TPHB), Dự án trọng điểm của tỉnh đang thi công dở dang khiến người tham gia giao thông có nhiều tâm trạng khác nhau. Vui vì khi hoàn thành đưa vào sử dụng đây sẽ là tuyến đường đẹp và hiện đại của khu vực bờ trái thành phố. Buồn vì tiến độ dự án bị kéo dài, đoạn thì đã đổ aphan, có đèn chiều sáng, vỉa hè thoáng đãng nhưng vẫn còn nhiều điểm ngổn ngang đất đá, rãnh nước, ổ gà, ổ voi. Bực vì không ít lần giao thông ùn tắc, có đoạn mưa lớn mặt đường biến thành ao và bức xúc hơn cả là tình trạng ô nhiễm do bụi từ việc thi công và quá trình vận chuyển đất, đá, cát, sỏi của các loại ôtô, công nông gây ra. Bao giờ đường Thịnh Lang hoàn thành? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ vì vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong tái định cư, đền bù GPMB chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.
(HBĐT) - Những năm qua, nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã đưa vào trồng cây đậu tương trên diện rộng nhưng hiệu quả kinh tế không cao, không chủ động giống trong sản xuất.
(HBĐT)- Ngày 25/11, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức tổng kết mô hình nông nghiệp hữu cơ, giai đoạn 2008 – 2010. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện; đại diện tổ chức ADDA (Đan Mạch), Viện Chiến lược chính sách, trường Cao đẳng NN & PTNT Bắc Bộ, các ngành liên quan và các xã thực hiện mô hình.