Doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Việt Á.

Doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Việt Á.

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích giai đoạn hiện nay phải chấp nhận duy trì mức lãi suất tương đối cao một thời gian để chống lạm phát

Tuy cần tiền để sản xuất kinh doanh vào dịp gần Tết Nguyên đán nhưng với lãi suất cao, hiện nhiều doanh nghiệp (DN) không dám tiếp cận vốn. Các ngân hàng (NH) cũng thận trọng giải ngân.

 
Siết điều kiện cho vay
 
Ngày 2-12, thị trường lãi suất tiếp tục nóng lên khi NH Á Châu tăng lãi suất huy động kỳ hạn 3 tuần lên 13,5%/năm, còn lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên tới 14%/năm.
 
Trước đó, NH Đông Nam Á niêm yết lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng 14,7%/năm, đồng thời khách hàng đến hạn lĩnh tiết kiệm nếu gửi lại còn được tặng thêm 0,2% lãi suất.
 
Như vậy, thị trường lãi suất đầu vào (không kể lãi suất thỏa thuận ngầm) đã chạm ngưỡng 15%/năm, cộng với chi phí kinh doanh khoảng 3%/năm nên lãi suất đầu ra dưới 18%/năm.
 
Do cân đối chi phí đầu vào giữa các nguồn vốn nên nhiều NH cho biết lãi suất cho vay phổ biến 16%-18%/năm. Một lãnh đạo phụ trách tín dụng của NH Việt Á cho biết NH chỉ ưu tiên cho vay những khách hàng quen thuộc, lãi suất 16%-17%/năm.
 
Một số DN chấp nhận vay với mức lãi suất này nhưng rất dè dặt bởi chi phí vay vốn tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm, khó tiêu thụ được hàng hóa. Mặt khác, NH cũng rà soát phương án kinh doanh của DN thật sự hiệu quả NH mới dám giải ngân.
 
 
 
Lãnh đạo của một số NH lớn cho biết nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa kinh doanh vào dịp Tết là rất lớn nhưng do lãi suất đã quá cao nên NH không dám rộng cửa cho vay.
 
Khi DN đề nghị vay vốn, NH phải chọn lọc kỹ từng khách hàng vì rủi ro của bên vay cũng là rủi ro của NH... Nếu khách hàng chấp nhận vay vốn bằng mọi giá thì NH sẽ siết chặt điều kiện cho vay vì lợi nhuận của nhiều ngành nghề kinh doanh không đủ để trả lãi vay.
 
Riêng lãi suất cho vay đối với DN xuất khẩu tại một số NH có thế mạnh về lĩnh vực này chỉ 14%/năm. Ngược lại, DN phải cam kết bán ngoại tệ cho NH, sử dụng các dịch vụ liên quan.
 
Đây phải chăng là một nghịch lý vì lãi suất đầu vào của các NH đã từ 14%-15%/năm? Tuy nhiên, nhiều người trong cuộc cho biết để bù lãi suất, NH tăng phí sử dụng dịch vụ, thu mua ngoại tệ với giá không như DN mong muốn, tính ra chi phí vay vốn cũng ngang ngửa mức lãi suất 16%-17%/năm...
 
Cầu ngoại tệ lấn cung
 
Trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá VNĐ/USD có thời điểm lên tới 21.570 đồng/USD, lãi suất cho vay USD ngắn hạn từ 5,5%-6%/năm.
 
Lãnh đạo nhiều NH cho biết hiện nay nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu không nhiều nhưng nhu cầu mua USD để trả nợ khá lớn. Tuy nhiên, không phải  thời điểm nào NH cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của các DN.
 
Trong khi đó, DN có nguồn thu ngoại tệ chỉ bán cho NH với mức giá gần bằng thị trường tự do. NH bán lại cho DN cũng với mức giá tương ứng.
 
Giới kinh doanh ngoại tệ cho rằng cung - cầu USD đang vào thời điểm “giao mùa” nên khá căng thẳng. Nhiều tháng trước, các DN đã thu gom ngoại tệ để chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ lễ, Tết.
 
Còn nguồn cung từ kiều hối thì đến đầu năm 2011 mới tăng mạnh, trong khi các đầu mối ngoại tệ lớn vẫn tiếp tục tích cực thu gom, găm giữ  USD, thậm chí khi NH cần gấp ngoại tệ cũng phải huy động từ các đầu mối này...
 
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích giai đoạn hiện nay phải chấp nhận duy trì mức lãi suất tương đối cao một thời gian để chống lạm phát. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh lạm phát bằng lãi suất cũng không thể kéo dài.
 
Vì vậy, bên cạnh chính sách tiền tệ đòi hỏi phải đẩy mạnh thực hiện chính sách tài chính nghiêm ngặt, phải thắt chặt chi tiêu công. Ngoài ra, Chính phủ cần can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ để đưa tỉ giá ổn định, góp phần kiểm soát giá cả. Và khi đó lãi suất mới có điều kiện giảm một cách căn cơ.
 
 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục