Chiều hướng tăng giá khiến sức mua tại các chợ giảm nhẹ (ảnh tại chợ Nghĩa Phương)

Chiều hướng tăng giá khiến sức mua tại các chợ giảm nhẹ (ảnh tại chợ Nghĩa Phương)

(HBĐT)- Tình hình giá cả thị trường càng về những tháng cuối năm càng trở nên “nóng bỏng”. Hầu hết các mặt hàng, đặc biệt là hàng thiết yếu đều tăng giá. Theo Sở Công thương, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 11 tăng 2,17% so với tháng 10, tăng 10,27% so với tháng 12 năm 2009. Dự báo, giá sẽ diễn biến theo chiều hướng tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới.

 

Ồ ạt “cuộc đua” về giá

 

Biến động giá vàng hồi tháng 10, tháng 11 là được xem là chủ điểm của tăng giá hàng loạt các loại hàng hoá trên thị trường. Dạo vòng quanh các chợ Nghĩa Phương, Hữu Nghị, Thái Bình (thành phố Hoà Bình) cùng hệ thống các siêu thị cho thấy các mặt hàng dù niêm yết hay không niêm yết giá đều đã tăng đáng kể so với những tháng trước. Điển hình trong tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm như giá gạo tẻ thường tăng từ 9.000 đồng/kg lên 11.000 đồng/kg, gạo tám Điện Biên tăng từ 13.000 đồng/kg lên mốc 16.000 đồng/kg. Giá thịt lợn ba chỉ tăng từ 45.000 – 50.000 đồng/kg lên 65.000 đồng/kg, giá thịt nạc thăn từ 60.000 đồng/kg tăng lên 80.000 – 85.000 đồng/kg, rau các loại bình quân 5.000 đồng/mớ.

 

Thị trường xi măng, thép xây dựng, phân bón… cũng không tránh khỏi “cuộc đua” về giá. Chủ cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh Thuận Khanh trên đường Cù Chính Lan  (thành phố Hoà Bình) cho hay: Thời điểm này, giá xi măng, sắt, thép, gạch đều tăng, trong đó có hàng tăng giá nhẹ, có hàng giá lên rất cao. Việc tăng giá gas cũng được người tiêu dùng hết sức quan tâm. Anh Bùi Thanh Huyên - nhân viên cửa hàng gas Petrolimex – Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình cho biết: Giá gas bán tại cửa hàng tăng dao động trong khoảng 25.000 đồng – 30.000 đồng/bình so trong tháng 11 và đến tháng 12 giá sẽ còn tiếp tục nhích lên.

 

Cùng với tăng giá các mặt hàng thiết yếu, giá các mặt hàng khác trên thị trường cũng đồng loạt “leo thang”. Hiện tượng này được các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh lớn, nhỏ trên địa bàn lý giải là do giá nhập hàng vào tăng mạnh.

 

Hãy là người tiêu dùng thông thái

 

Các loại hàng hóa đua nhau tăng giá, gánh nặng trực tiếp đè lên vai người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Phước – tổ 13B, phường Tân Thịnh (thành phố Hoà Bình) than thở: Chỉ riêng lo nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày cho gia đình 4 miệng ăn trong lúc này cũng là cả một vấn đề. Từ gạo, mắm, mì chính… đều tăng giá. Nếu trước đây vài tháng, mức chi tiêu mỗi ngày của gia đình chị dưới 100.000 đồng thì nay tằn tiện lắm cũng tiêu tốn 130.000 – 150.000 đồng. Với gia đình công chức, lao động bình thường như gia đình chị thì đối mặt với việc tăng giá quả thực khó khăn. Anh Nguyễn Quốc Hoài, ở khu 3 – thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) lại chọn cách thắt chặt chi tiêu để “đối phó” với tình hình tăng giá. Mỗi ngày, anh để riêng một khoản tiền nhất định chi cho bữa ăn hàng ngày. Theo anh, đây không phải là cách hay bởi cùng với đó, mức sinh hoạt của gia đình cũng teo tóp dần đi nhưng ở vào thời buổi tăng giá, không chi tiêu dè sẻn cũng không được.

 

Với vai trò ngăn ngừa, phòng ngừa những kẻ lợi dùng tăng giá bất hợp lý trong thời điểm này, chi cục QLTT đã tăng cường chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát tại địa bàn. Các đội QLTT các huyện, thành phố tập trung vào kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, thường xuyên nắm bắt biến động giá cả, cung – cầu hàng hoá của thị trường để có hướng xử lý, điều chỉnh kịp thời. Trong tháng 11 vừa qua, toàn lực lượng qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 114 vụ, trong đó có 78 vụ phải xử lý vi phạm hành chính, chủ yếu vi phạm về giả tem nhãn, bao bì mặt hàng bột ngọt, hàng hoá không đảm bảo chất lượng gồm bánh kẹo, nước giải khát, bia.

 

Ông Nguyễn Đình Khanh – Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh đưa ra lời khuyên: Người tiêu dùng trong lúc này không nên hoang mang, dao động bởi yếu tố tâm lý của thị trường. Người tiêu dùng chỉ nên mua khi thực sự có nhu cầu và lựa chọn hàng có chất lượng, giá trị thực. Trường hợp mua phải hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả hãy phản ánh với cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ, tránh thiệt thòi quyền lợi người tiêu dùng.

 

 

                                                                                   Bùi Minh

 

Các tin khác

Chị Bùi Thị Thanh ở xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) thu hoạch khoai lang.
Mức LS cao đang là rào cản nguồn vốn NH đến với doanh nghiệp
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chiến lược cạnh tranh quốc gia của Việt Nam: Cần “cú nhảy” đột phá

Lần đầu tiên, một báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 được chính thức công bố tại Hà Nội ngày 30.11. GS Michael Porter - người chủ trì nghiên cứu để đưa ra báo cáo này - khẳng định: Đến lúc Việt Nam phải bắt tay vào hành động, phải có những “cú nhảy” lên phía trước…

Bộ Công Thương khẳng định: Đảm bảo cung cầu hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán

Chiều 30.11, Bộ Công Thương đã họp báo việc triển khai bình ổn giá. Theo đánh giá chung thì một số mặt hàng vẫn đang giữ giá, nhưng trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%...

Tạo sự đồng thuận cao trong công tác thuế

(HBĐT)- Từ nhiều năm nay, tỉnh ta luôn phối hợp với các sở, ban, ngành trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế tới các doanh nghiệp và hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc cho người nộp thuế. Ngành thuế đã phối hợp tốt với các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính, Kho bạc, Công an tỉnh và các cơ quan truyền thông thông tin đại chúng. Qua đó giúp các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế hiểu rõ về chính sách thuế và tự giác chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước.

Gần 4 tỉ đồng hỗ trợ nhóm hộ nghèo mua máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất

(HBĐT)- Trong 5 năm qua (2006-2010) với Chương trình 135 giai đoạn 2, huyện Lương Sơn đã đầu tư 3.793 triệu đồng hỗ trợ mua tổng số 194 máy, thiết bị nông nghiệp các loại.

Lương Sơn tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông

(HBĐT)- Vào những ngày này, trên khắp các cánh đồng từ thị trấn đến các xã của huyện Lương Sơn… đều thấy bóng dáng nông dân hối hả với việc ruộng đồng. Ông Hoàng Văn A, xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn cho biết: Vụ đông năm nay, yếu tố thời tiết bất lợi, bà con phải dồn sức chăm sóc cây màu để đảm bảo năng suất và sản lượng.

HTX nông nghiệp Khang Mời chăm lo điều kiện sản xuất cho xã viên

(HBĐT)- Ông Đỗ Viết Minh, Chủ nhiệm HTX Khang Mời xã Yên Mông (TP Hoà Bình) cho biết: HTX nông nghiệp Khang Mời là HTX quy mô xóm, gồm 3 xóm Mỵ, Khang Đình, Mời Mít được thành lập từ năm 1959. Năm 1997, HTX chuyển đổi theo Luật HTX gặp rất nhiều khó khăn. Tổng vốn hoạt động chỉ có 50 triệu đồng, chủ yếu là tài sản cố định, nợ đọng trong xã viên nhiều, xã viên gia nhập HTX không có vốn góp… Mỗi xóm đều có trưởng xóm kiêm nhiệm tổ trưởng tổ dịch vụ ở từng xóm. HTX có tổng số 305 hộ xã viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục