Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn.

Những cây dổi đang đến kỳ cho thu quả của người dân xóm Be Trong, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn.

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Lạc Sơn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế đồi rừng, tái sinh rừng và trồng mới rừng, vì vậy, 5 năm qua, lâm nghiệp Lạc Sơn phát triển khá toàn diện.

 

Huyện đã quy hoạch xong đất lâm nghiệp với 336.807,3 ha, trong đó đất có rừng chiếm 72%, đất trống - đồi núi trọc chiếm 28%. Đồng thời đã phân định rõ 3 loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất để có kế hoạch phát triển rừng hàng năm. Với các vùng sâu, cao, vùng có vị trí quan trọng trong phòng hộ dầu nguồn, tạo vùng sinh thủy cung cấp nước cho các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, do đó phải đầu tư cho khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ hiện có, đồng thời tích cực trồng mới rừng phòng hộ ở nơi xung yếu và rất xung yếu. Chuyển những nơi phòng hộ ít xung yếu sang trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 676 ngày 3/4/2009 của UBND tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

 

Các xã trong huyện đều tích cực tham gia trồng rừng theo Dự án 61 và dự án trồng rừng nguyên liệu theo suất hỗ trợ đầu tư trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách hay vốn vay ưu đãi, vốn tự có của nhân dân. Ngoài hưởng lợi đầu tư cho trồng rừng phòng hộ, các hộ dân được hưởng sản phẩm cây trồng phụ trợ, lâm sản khác ngoài gỗ, trừ những thực vật rừng, động vật rừng bị nghiêm cấm do chính quyền quy định. Các hộ trồng rừng được hỗ trợ tiền cây giống, hỗ trợ nhân công. Với vùng thấy phát triển mạnh rừng sản xuất với các loại cây như: keo, luồng Thanh Hóa, tre Bát Độ... xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung có khối lượng lớn để phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy... khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng.

 

Với biện pháp tích cực như: tăng cường tuyên truyền Luật Quản lý - bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản hưởng dẫn thực hiện phát triển vốn rừng qua các hội nghị tập huấn ở các xã trên huyện, sự phối hợp các cơ quan chức năng ở huyện, xã để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng... 5 năm qua, huyện Lạc Sơn đã trồng mới được 6.544,05 ha theo chương trình, dự án, 1.230 ha bằng nguồn vốn tự có của nhân dân, vốn ưu đãi trồng rừng nguyên liệu và các nguồn vốn khác (trong đó có 460 ha rừng sản xuất nguyên liệu. 1.067,9 ha hỗ trợ sản xuất theo Quyết định 147 ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đưa tổng diện tích rừng nguyên liệu lên 6.381,9 ha, 5.314 ha rừng phòng hộ. Dự kiến đến hết năm nay, tổng diện tích đất có rừng toàn huyện sẽ đạt 28.027,2 ha, trong đó có 8.755,5 ha rừng phòng hộ, 14.150 ha rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 46%, hàng năm cung cấp khối lượng lớn gỗ nguyên liệu, chủ yếu là rừng trồng. Hiện nay, toàn huyện còn trên 5.000 ha đất trống - đồi núi trọc chủ yếu là vùng cao, sâu, vùng phòng hộ, xa khu dân cư. Đây cũng là tiềm năng để phát triển kinh tế đồi rừng của Lạc Sơn.

 

 

                                                                         Bạch đằng

                                                                 (Lâm trường Lạc Sơn)

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục