Hội thảo đầu bờ của lớp IPM trên cây Ngô tại xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc.

Hội thảo đầu bờ của lớp IPM trên cây Ngô tại xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Kết thúc pha I của dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người các tỉnh miền núi phía Bắc”, toàn tỉnh đã mở được 126 lớp huấn luyện nông dân (HLND) tại 42 xã thuộc 8 huyện, thành phố với 3.780 nông dân tham gia. Tổng diện tích trồng ngô của các lớp HLND theo phương pháp IPM đạt khoảng 37.800 m2 (3,78 ha), năng suất bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh thành lập được 78 nhóm nông dân cùng sở thích.

 

Vụ xuân - hè 2010 là vụ đầu tiên của pha II, tỉnh ta tổ chức được 16 lớp HLND về IPM trên cây ngô tại 8 xã của 3 huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Đà Bắc. Tại các lớp tập huấn, 480 hội viên nông dân đã được đào tạo kiến thức về ủ phân hữu cơ, tận dụng vật liệu có sẵn ở địa bàn như phụ phẩm nông nghiệp, phân động vật... Thực hiện 4 thí nghiệm cơ bản trên đồng ruộng là: thí nghiệm so sánh 2 biện pháp khác nhau IPM và FP, thí nghiệm cắt lá giả tạo sâu ăn lá, về sự xói mòn, rửa trôi đất, thí nghiệm nuôi côn trùng góp phần làm sạch cảnh quan môi trường sống nông thôn, giảm chi phí đầu vào trong trồng trọt. Các lớp IPM sau 15 tuần huấn luyện với chương trình phù hợp, phương pháp huấn luyện dựa vào sự tham gia đóng góp, thảo luận của học viên đã đem lại kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ngô. Kết quả SX tại 16 ruộng thí nghiệm đã chứng minh được sự khác biệt giữa hai biện pháp canh tác (ruộng IPM và ruộng FP), tại ruộng FP, sau khi trừ chi phí, lãi suất thu được 450.000 - 500.000 đồng, tại ruộng IPM cho thu về từ 500.000 - 850.000 đồng...

 

Ngoài ra, 78 nhóm nông dân cùng sở thích được thành lập trên cơ sở các lớp HLND đã mở từ pha I của dự án hoạt động bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan. Với nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của dự án là 3 triệu đồng/nhóm, hiện nay, các nhóm đã phát triển nguồn quỹ nhóm nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, mục tiêu của nhóm đã đề ra. Đặc biệt có nhóm chăn nuôi lợn thịt xóm Chằng Giữa, chăn nuôi xóm Quáng Giữa, xã Đông Phong (Cao Phong) hoạt động hiệu quả. Nguồn quỹ nhóm đạt 20 triệu đồng cho các hoạt động của nhóm và cho các thành viên vay xoay vòng để ổn định SX. Các nhóm còn lại nguồn quỹ nhóm cũng đạt từ 6 triệu đồng trở lên.

 

Đặc biệt có 3 nhóm đứng lên lập kế hoạch xây dựng các công trình cộng đồng tại địa bàn dân cư, các công trình do nhóm và bà con sống ở nơi nhóm sinh hoạt xây dựng nên đã đem lại lợi ích lớn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng như: nhóm nông - lâm kết hợp xóm Nau, xã Thu Phong (Cao Phong) xây dựng hệ thống bể và ống dẫn nước tự chảy với kinh phí 41.586.000 đồng, trong đó, dự án hỗ trợ 27.786.000 đồng, số còn lại do nhóm và bà con đóng góp và thực hiện. Công trình của nhóm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho 48 hộ dân trong xóm, có nước sinh hoạt quanh năm, đủ nước tưới quanh năm cho vườn nhà các hộ dân trong xóm; nhóm chăn nuôi lợn nái xóm Đồng Bài, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) thực hiện xây dựng đoạn đường cộng đồng dài 200m, rộng 2,5m, dày 18cm với tổng số vốn 76.996.000 đồng. Trong đó dự án hỗ trợ 35.046.000 đồng, số còn lại do nhóm, bà con đóng góp và thực hiện, công trình phục vụ dân sinh cho 66 hộ dân trong xóm cho xe vận tải lưu thông, vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trong xóm, xã...

Từ kết quả hoạt động của các nhóm thấy rằng, sự phát triển của các nhóm nông dân cùng sở thích góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng trong xóm, xã, huyện. Đây cũng là điểm nhấn để các cấp lãnh đạo địa phương, tổ chức, đoàn thể... quan tâm đến các nhóm cộng đồng, tạo điều kiện thuận để nhóm phát triển bền vững.

 

 

                                                                                      Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác

Mua bán bánh kẹo trên phố Hàng Buồm (Hà Nội).
Vụ “siêu gian lận” gas tại số 560/12 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình bị QLTT TP.HCM bắt quả tang
Không có hình ảnh
Cạnh tranh khiến các siêu thị phải nâng cấp dịch vụ, sản phẩm

Huyện Lạc Sơn quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên

(HBĐT) - Hiên nay, toàn huyện Lạc Sơn có gần 10.000 thanh niên, trong đó có 6.543 đoàn viên. Đây là lực lượng lao động chính của địa phương. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các tỉnh phía Nam và một số tỉnh lân cận đã kéo theo tình trạng thanh niên địa phương bỏ đi làm thuê ngày càng gia tăng. Đáng báo động nhất là thanh niên bỏ làng đi làm ăn xa, có nguy cơ cao mắc vào các tai, TNXH.

30 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nhằm bình ổn giá cả thị trường

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 2224/QĐ - UBND ngày 6/12/2010 về việc ứng vốn ngân sách cho các doanh nghiệp vay để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ tết Tân Mão 2010.

Quyết liệt bình ổn giá dịp cuối năm

Liên tiếp trong 2 ngày 16 - 17.12, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính có những động thái quyết liệt để quản lý, điều hành và kiềm chế giá - nhất là dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Cá tra vào danh mục phát triển bền vững

Chiều 17/12, đại diện Bộ NN&PTNT và người đứng đầu Chương trình Thủy hải sản Toàn cầu của WWF, TS. Mark Powell đã kí thỏa thuận hợp tác đưa cá tra/basa Việt Nam vào danh mục hướng tới sự phát triển bền vững.

Thuế nhập khẩu gas giảm còn 2%

Ngày 17.12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định áp dụng mức thuế suất, thuế nhập khẩu ưu đãi là 2% đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon.

Mai Châu: Phát triển vùng rau vụ đông

(HBĐT) - Theo ông Khà Văn Diện – Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Mai Châu, trước năm 2005, nguồn rau phục vụ nhân dân trong huyện chủ yếu nhập từ dưới xuôi lên. Sau khi triển khai trồng rau vụ đông, đời sống người trồng rau không những cải thiện đáng kể mà còn cung ứng đủ nhu cầu trên thị trường

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục