Công ty TNHH Sankoh Việt Nam, 100% vốn đầu tư Nhật Bản hoạt động hiệu quả tại KCN bờ trái Sông Đà.
(HBĐT) - Cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thành lập Công ty TNHH ALMINE Việt Nam tại KCN Lương Sơn có tổng vốn đầu tư 36 triệu USD. Dự án này sản xuất, gia công và bán các sản phẩm nhôm được dùng làm dây dẫn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng tại KCN Lương Sơn, trong đó, chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Dự án có quy mô sản phẩm 7 triệu m/năm, khi đi vào hoạt động sẽ đạt doanh thu 70 triệu USD/năm (1.400 tỷ đồng), nộp ngân sách 4 triệu USD/năm, sử dụng khoảng 500 lao động. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh.
Trưởng BQL các KCN tỉnh Đỗ Hải Hồ cho biết: Các KCN của tỉnh đã thu hút được 47 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 66 triệu USD và trên 3.100 tỷ đồng, đã có 20 dự án đi vào sản xuất- kinh doanh, năm 2010 đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 700 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 17,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm 3.500 lao động địa phương. Từ thực tế công tác thu hút đầu tư tại các KCN, năm 2011 dự báo khả thi các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh tại các KCN sẽ thực hiện giá trị sản xuất đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Đúng là chỉ có mấy năm lại đây, diện mạo công nghiệp của tỉnh có những bước tiến vượt bậc. Từ chỗ giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ có vài trăm tỷ đồng rồi thoát khỏi điểm trắng về phát triển công nghiệp vào năm 2006. Mấy năm nay, giá trị tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh bình quân đạt 28%/năm. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng đã chiếm 31,8% trong cơ cấu kinh tế. Những con số sinh động trên cho thấy, hiệu quả nghị quyết, chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh ta được khởi động và tổ chức thực hiện quyết liệt trong những năm qua. Đến nay, tỉnh ta đã có 8 KCN và 17 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, các KCN đã cơ bản có nhà đầu tư hạ tầng. Các CCN cũng đã và đang được hỗ trợ từ ngân sách TƯ để đầu tư hạ tầng. Các KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà đã tạo được hiệu quả cao thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị sản xuất công nghiệp mới cho tỉnh.
Đánh giá bức tranh tổng quan công nghiệp năm 2010, ông Vũ Mai Hồ, GĐ Sở Công thương cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn về cấp điện luân phiên, tỉnh thiếu hụt nguồn khoảng 20%. Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên cấp điện cho các doanh nghiệp sản xuất nên giá trị sản xuất công nghiệp của năm vẫn thực hiện 3.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 28,4% so với năm 2009. Trong đó, kinh tế Nhà nước ước đạt 591 tỷ đồng, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 2716 tỷ đồng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 240 tỷ đồng, đều tăng so với năm 2009. Năm 2011, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng ngành công nghiệp- xây dựng đạt 19,9%, trong đó, công nghiệp tăng 22,27%, hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp triển khai các dự án sản xuất- kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Lê Chung
Ngoài các tổ chức, các quỹ đóng tăng cường nắm giữ cổ phiếu, trên thị trường đã xuất hiện dòng tiền “nóng”, dạng đầu tư ngắn hạn
(HBĐT) - Vào lúc 21 giờ 15 phút ngày 17/12/2010, tổng sản lượng của Thủy điện Hòa Bình tính từ ngày bắt đầu chính thức phát điện lên lưới quốc gia đã đạt 150 tỷ kwh, đây là một dấu mốc quan trọng mà tập thể CBCNV Công ty đang nỗ lực hết mình sản xuất đạt sản lượng cao chào đón ngày Bác Hồ về thăm ngành điện (21/12/1958). Thành công này của những người thợ thủy điện đã đưa thủy điện Hòa Bình trở thành nhà máy đầu tiên đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay.
(HBĐT) - Vừa qua, đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, lãnh đạo đại diện một số đơn vị liên quan đã kiểm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 tại xã Trung Bì (Kim Bôi).
(HBĐT) - Thị trường giá cả, hàng hoá trong những tháng cuối năm biến động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người tiêu dùng, đặc biệt là HS-SV sống xa gia đình. Sự biến động đó ảnh hưởng làm tăng giá phòng trọ, giá điện, nước, tăng giá sinh hoạt.
(HBĐT) - Kết thúc pha I của dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người các tỉnh miền núi phía Bắc”, toàn tỉnh đã mở được 126 lớp huấn luyện nông dân (HLND) tại 42 xã thuộc 8 huyện, thành phố với 3.780 nông dân tham gia. Tổng diện tích trồng ngô của các lớp HLND theo phương pháp IPM đạt khoảng 37.800 m2 (3,78 ha), năng suất bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha. Trên địa bàn tỉnh thành lập được 78 nhóm nông dân cùng sở thích.
Chủ trương bình ổn giá đang được thực hiện quyết liệt, nhưng xem ra người dân không dễ được “hưởng” chính sách bình ổn.