Tại hầu hết các chợ, giá rau xanh đang tăng với mức tăng phổ biến khoảng 20%.
Thời tiết rét đậm trong vòng gần một tuần trở lại đây tại Hà Nội kéo theo nhiều mặt hàng ồ ạt tăng giá, trong đó có rau xanh và các loại áo ấm.
Giá rau “đội” thêm 20%
Chị Hiệp ở Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), bán rau tại chợ Cầu Giấy cho hay, mức tăng diễn ra đồng đều với hầu như tất cả các loại rau, ở mức phổ biến khoảng 20%.
Nhiều loại rau mùa đông như cải ngọt, cải bắp, cải cúc…, cũng tăng giá. Cụ thể, tại chợ này, rau cải bắp tăng từ 6.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg, cải ngọt tăng từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng/kg, cải cúc từ 1.000 đồng/bó tăng lên 1.500 đồng.
Tại chợ Ngã Tư Sở, các loại rau cũng đồng loạt nhích giá. Rau cần tăng từ 3.500 đồng lên 4.500 đồng/bó, rau muống tăng thêm 500 đồng, lên 3.500 đồng/bó. Các loại đậu quả, đậu trạch tăng từ 8.000 đồng/kg lên khoảng trên dưới 10.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá rau đột ngột tăng, theo nhiều tiểu thương, là do thời tiết Hà Nội đột ngột rét đậm.
“Trời rét các loại rau hầu như không phát triển được", chị Linh - bán rau tại chợ Ngã Tư Sở chia sẻ.
Tuy nhiên, một tiểu thương khác cho rằng, giá đang bị người bán đẩy lên, chứ tác động của thời tiết không quá lớn.
Trong khi giá rau tại nhiều chợ đang có xu hướng tăng, thì tại một số siêu thị bán hàng bình ổn giá, giá rau xanh vẫn giữ như so với cách đây nửa tháng. Siêu thị Hapro Mart trên đường Thái Thịnh, giá rau cải xanh, cải ngọt, cải cúc… vẫn phổ biến ở mức khoảng 15.000 đồng/kg, cải xoong 7.500 đồng/túi 300gr, cà chua 15.000 đồng/kg.
Nhiều bà nội trợ vẫn khá hào hứng với rau bán tại siêu thị, cho dù mức giá đắt hơn các chợ bên ngoài. “Mua trong siêu thị sẽ đảm bảo hơn, vì đây hầu như đều là rau an toàn. Mức giá cao cũng coi như là một cái “tem bảo đảm chất lượng” vậy”, chị Ngọc Anh ở Cầu Giấy đang chọn rau tại siêu thị này cho biết.
Quần áo ấm hút khách
Anh Tuấn Anh, chủ cửa hàng len dệt kim trên phố Chùa Bộc cho biết, từ hôm rét đậm, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng trên dưới 70 chiếc áo len các loại. So với trước đó nửa tháng, doanh số bán hàng tăng gấp 6 - 7 lần. Mức giá cũng tăng khoảng 15.000 - 20.000 đồng/chiếc vì không có hàng để nhập.
|
Tại một shop quần áo vỉa hè trên phố Khuất Duy Tiến, giá áo phao “giả lông vũ” cũng tăng thêm 40.000 - 60.000 đồng/chiếc. Anh Nguyễn Hữu Tùng, công nhân làm việc tại công trường trên đường Phạm Hùng cho hay, mới tuần trước, cậu bạn cùng phòng đi sắm một chiếc áo khoác lông vũ tại đây giá chỉ 250.000 đồng mà hôm nay chủ cửa hàng đã "hô lên" 320.000 đồng, không mặc cả.
Ngoài áo ấm, nhiều loại phụ kiện dành cho mùa đông như mũ len, găng tay và khăn len… cũng ào ạt tăng giá. Dù mức tăng không nhiều, nhưng vẫn khiến những người như Nguyễn Thị Ngát (Thanh Miện, Hải Dương) đang là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội phải đắn đo khi mua sắm.
Ngát cho hay, đôi găng tay len kiểu xỏ ngón bình thường bán tại chợ đêm sinh viên, mới tuần trước giá chỉ 12.000 đồng/đôi thì sang tuần này đã tăng lên 18.000 đồng/đôi.
Bốt, giày ấm cũng là những mặt hàng tranh thủ “đội” giá trong dịp rét đậm này. Lê Hồng Quân (ở Hồ Tùng Mậu) cho hay, mới mua đôi giày giá 358.000 đồng tại một shop trên đường Xuân Thủy.
Tuy nhiên, lên mạng khảo giá, Quân "chết lặng" vì mức giá trên mạng chỉ 245.000 đồng/đôi chưa mặc cả. “Chắc chắn là cửa hàng kia viện cớ trời rét mà đẩy giá cao lên. Mình cảm thấy như bị lừa và móc túi trắng trợn”, Quân bức xúc cho biết.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Nật Sơn (Kim Bôi), Chi cục Định canh Định cư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã tổ chức tổng kết thực hiện mô hình cải tạo đàn lợn địa phương bằng phương pháp lai với lợn đực rừng thuần chủng.
Cùng với các địa phương, các bộ, ngành cũng đang phối hợp biện pháp quyết liệt bình ổn giá cuối năm, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Chỉ 5 năm qua, Việt Nam (VN) từ một nước có thu nhập thấp đã bước sang nhóm nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.160 USD. Kinh tế VN đã tăng trưởng liên tục, ngay cả khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đều chưa quy định cụ thể thời hạn phê duyệt danh sách hộ đồng bào được vay vốn là bao nhiêu ngày.
Ngoài các tổ chức, các quỹ đóng tăng cường nắm giữ cổ phiếu, trên thị trường đã xuất hiện dòng tiền “nóng”, dạng đầu tư ngắn hạn
(HBĐT) - Vào lúc 21 giờ 15 phút ngày 17/12/2010, tổng sản lượng của Thủy điện Hòa Bình tính từ ngày bắt đầu chính thức phát điện lên lưới quốc gia đã đạt 150 tỷ kwh, đây là một dấu mốc quan trọng mà tập thể CBCNV Công ty đang nỗ lực hết mình sản xuất đạt sản lượng cao chào đón ngày Bác Hồ về thăm ngành điện (21/12/1958). Thành công này của những người thợ thủy điện đã đưa thủy điện Hòa Bình trở thành nhà máy đầu tiên đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay.