Ngày 30-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế và ngân sách nhà nước năm 2011. Trên cơ sở phân tích sâu sắc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm của năm 2010, Chính phủ cùng các địa phương thống nhất những giải pháp triển khai năm 2011.
Nhờ thực hiện 8 nhóm giải pháp đồng bộ, năm 2010, Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh, nhất là về cuối năm.
Năm 2011 sẽ tiếp tục các nhiệm vụ, giải pháp mà nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp tết và quý 1-2011.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, năm 2010 tuy đã rất cố gắng nhưng công tác điều hành giá cả, thị trường vẫn còn nhiều bất cập. Cung cầu hàng hóa ở một số thời điểm vẫn gây mất cân bằng cục bộ, gây sốt giá. Giá thuốc, sữa vẫn còn độc quyền. Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã giữ giá điện, xăng dầu quá lâu, nếu tới đây thực hiện điều chỉnh không khéo sẽ gây tác động xấu đến thị trường.
Dệt may, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ảnh: CAO THĂNG |
Trong khi đó, năm 2011, dự báo nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm thế giới đều được dự báo sẽ tăng cao. Dù thế nhưng vẫn phải thực hiện theo lộ trình giá thị trường với một số hàng hóa trọng yếu, đây là điều đang gây lo ngại, đòi hỏi phải điều hành hết sức linh hoạt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, năm 2011, Chính phủ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, bảo đảm không để thiếu hàng; công tác phân phối hàng hóa phải tốt hơn; điều hành chính sách tiền tệ cũng phải linh động hơn, sử dụng các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn giá phù hợp để bảo đảm bình ổn giá. “Hiện nhiều địa phương vẫn thu nhiều loại phí mà Nhà nước đã bãi bỏ”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cảnh báo.
Năm 2010 sẽ điều tiết giá cả theo hướng thị trường trên cơ sở tôn trọng việc định giá của các tổ chức, cá nhân theo luật. Chính phủ sẽ chủ động lộ trình điều chỉnh giá theo thị trường đối với điện, than, nước sạch... một cách phù hợp. Nhiều biện pháp giảm chi cũng được đề ra, trong đó có việc không mua xe công nhập khẩu.
Một tin vui được Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thông báo, hiện nay đã có 37 tỉnh, thành thực hiện tạm ứng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp hàng hóa, phục vụ tết với kinh phí gần 2.500 tỷ đồng. Chính phủ đề nghị các địa phương còn lại học tập kinh nghiệm để triển khai, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa, không gây sốt giá cục bộ.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, những thành quả của năm 2010 nói riêng, giai đoạn 5 năm vừa qua nói chung đã đưa Việt Nam ra khỏi nước nghèo, chậm phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Việt Nam chưa bao giờ có thời cơ lớn như bây giờ về tất cả mọi mặt. Việt Nam đang tự tin bước ra trường thế giới khi cả thế và lực đều lên cao. Một trong những minh chứng cho điều đó là đầu tư ra nước ngoài của chúng ta đã lên tới 8 tỷ USD.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xác định năm 2011 là năm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. “Đó là mục tiêu số 1, hàng đầu, nhất quán cả năm, chuẩn bị cho cả giai đoạn 5 năm tới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Năm 2011 sẽ là năm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo ra tốc độ tăng trưởng bền vững ở mức 7% - 7,5%; đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, tiếp tục giữ vững vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Dự thảo Nghị quyết Chính phủ nêu ra các giải pháp thực hiện để bảo đảm các mục tiêu cốt lõi này. Trong số đó, Chính phủ nhấn mạnh sự quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ phải bảo đảm linh hoạt, thận trọng trên cơ sở nắm chắc tình hình. Điều hành tiền tệ phải bảo đảm mục tiêu kép, vừa kiềm chế lạm phát, vừa bảo đảm khả năng thanh khoản cho nền kinh tế, cung ứng tiền bạc cho doanh nghiệp.
Đồng thời, chú trọng kiểm soát giá cả. Chính phủ xác định việc kiểm soát này không đi ngược với những quy định quốc tế nhưng bảo đảm sử dụng các chính sách để tránh đầu cơ, găm hàng, tránh gây xáo động thị trường. Chính phủ cũng yêu cầu kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán.
Hôm nay 31-12, hội nghị tiếp tục làm việc.
|
Theo SGGP
Vinashin bị phanh phui những khoản nợ khổng lồ, “cơn sốt” trên thị trường vàng, ngoại tệ và lãi suất, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam bị “bác bỏ”… đều là những sự kiện kinh tế nổi bật trong năm 2010 do Laodong.com.vn bình chọn.
Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới, 1/1/2011, hàng loạt chính sách mới sẽ được áp dụng ở các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng như: Doanh nghiệp được tự in hóa đơn đỏ; Tăng lương tối thiểu; Giảm thuế nhập khẩu ô tô; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động VND…
Theo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, đến chiều 28-12 tại hai huyện Mộc Hóa và Thạnh Hóa đã có bảy cây xăng ngưng hoạt động. Trong khi đó các đầu mối xăng dầu khẳng định vẫn đảm bảo nguồn cung cho hệ thống của mình.
Trong những ngày cuối năm trên công trường xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, cán bộ, kỹ sư, công nhân tham gia xây dựng công trình đang lao động khẩn trương hoàn tất những công việc cuối cùng cho lễ mừng công hòa đồng bộ tổ máy số 1 lên lưới điện quốc gia, gắn biển công trình chào mừng Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI. Ðây là một mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của chủ đầu tư, các nhà thầu và tất cả các cán bộ, kỹ sư, công nhân đang ngày đêm lao động miệt mài trên công trình trọng điểm quốc gia, nhanh chóng đưa nhà máy vào vận hành, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện hiện nay.
(HBĐT) - Ngày 29/12, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDI) đã tổ chức khởi công trụ sở BIDV Hòa Bình tại Trung tâm Thương mại bờ trái sông Đà, đường Lê Thánh Tông (TP Hòa Bình). Tới dự có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, NHNN tỉnh; các sở, ban, ngành hữu quan, doanh nghiệp; các khách hàng của BIDV Hòa Bình và chính quyền địa phương.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi, mùa mưa năm 2010 kết thúc sớm, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm dẫn đến lượng nước trên các lưu vực sông, suối, hồ, đập thủy lợi trong toàn tỉnh đạt thấp. Nguy cơ thiếu nước tưới cho sản xuất vụ đông - xuân khó tránh khỏi nếu nông dân không sử dụng nước tưới tiết kiệm, hiệu quả.