Vốn đang là nỗi lo của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Gỗ Trường Thành - TPHCM
Với mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ 23%, các doanh nghiệp nhỏ sẽ càng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng...
Vốn sản xuất, kinh doanh luôn là nỗi lo của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa trong giai đoạn kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục, lãi suất tăng cao. Năm 2011 mở ra với dự báo sẽ tiếp tục khó khăn cho DN nhỏ và vừa khi tín dụng tiếp tục thắt chặt.
Vốn đang là nỗi lo của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ tại Công ty Gỗ Trường Thành - TPHCM. Ảnh: C.T.V
Khó tiếp cận vốn ngân hàng
Theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, hiện cả nước có trên 500.000 DN, trong đó 95% là DN nhỏ và vừa. Mỗi năm, khối này đóng góp 50% giá trị xuất khẩu cả nước, trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng tiêu dùng, sử dụng 50% số lao động trong tổng số các DN và đóng góp 20% GDP. Tuy vậy, theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, hiện tại chưa có cơ chế, chính sách nào của Nhà nước thực sự dành riêng cho việc ưu tiên, ưu đãi vốn cho khối DN này. Vì vậy, DN nhỏ và vừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn khi kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ 23%, giảm 2 điểm phần trăm so với năm 2010. Bên cạnh đó, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỉ giá, chắc chắn chính sách tiền tệ sẽ bị thắt chặt.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, làm sao để vừa rộng vốn với lãi suất thấp cho DN mà vẫn kiềm chế lạm phát sẽ vẫn là vấn đề khó giải quyết trong năm 2011. Mặc dù dự kiến Chính phủ sẽ có kế hoạch giải quyết những bất ổn về vĩ mô sớm nhất nhưng cũng phải sang quý II/2011 mới giảm được lãi suất. Chưa kể, với một số chính sách mới về thuế cũng như một số cơ chế mở cửa đúng theo lộ trình gia nhập WTO, AFTA sẽ khiến các DN phải đối mặt thêm một số khó khăn mới.
Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, khả năng tiếp cận dòng vốn từ việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các DN nhỏ và vừa cũng không thuận lợi. Bởi họ không đủ quy mô, uy tín, tài sản để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Một chuyên gia tài chính thường xuyên tiếp cận báo cáo tài chính của các DN cho rằng các DN nhỏ thường hay lách luật, trốn thuế nên bản báo cáo thống kê, kế toán không rõ ràng, minh bạch...
Đánh đổi vốn và lợi nhuận
Một chuyên gia kinh tế cho biết ngoài nguồn vốn chính là từ các ngân hàng thương mại mà DN phải thế chấp tài sản, trên thực tế vẫn có một số quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ vốn cho các DN chưa niêm yết của các tổ chức trong và ngoài nước mà không cần DN thế chấp tài sản. Cụ thể như Quỹ SEAF, có vốn khoảng 25 triệu USD chỉ chuyên cho DN nhỏ và vừa vay vốn mà không cần tài sản thế chấp. Nhưng các quỹ này quy định DN muốn tham gia hỗ trợ vốn phải có lịch sử dòng tiền dương và tiềm năng tăng trưởng cao, DN phải có báo cáo tài chính minh bạch, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng...
Điều đáng nói là quỹ này chỉ cho vay và thu về USD nhưng lãi suất lại cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều nên không phải DN nào cũng tiếp cận được. Ngoài ra, một số quỹ đầu tư lớn hiện nay đang thực hiện đầu tư vào DN thông qua việc mua cổ phần và tham gia điều hành DN. Chính vì vậy, bản thân DN phải đánh đổi giữa vốn và lợi nhuận với họ, thậm chí bị mất công ty mà không hay...
Vốn tài trợ: Cung không đủ cầu
TS Lê Xuân Nghĩa bày tỏ: Khi đi công tác nước ngoài, ông nhận thấy ở một số nước có chính sách rất hay. Chẳng hạn như một số quốc gia lập hẳn một bộ DN nhỏ và vừa, bộ này sẵn sàng giúp DN tìm đầu ra để phát triển... Tại VN, cũng có một số nguồn vốn từ quốc gia như JICA (Nhật) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giúp cải thiện lĩnh vực tài chính và phát triển DN nhỏ và vừa nhưng dòng vốn tài trợ trên thực sự quá ít so với nhu cầu của DN.
Ông Lê Văn Thanh Long, Giám đốc phát triển kinh doanh - Chi nhánh TPHCM của Công ty Chứng khoán SME, cho rằng với những nguồn vốn tài trợ, các DN nhỏ và vừa khối dân doanh rất khó tiếp cận... |
Theo NLĐ
(HBĐT)- Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh và của miền Tây Bắc có lợi thế về giao thông và tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. Với 14.000 ha đồi núi và đất đai màu mỡ, huyện đã tạo được hướng mở cho phát triển nông, lâm nghiệp, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, phấn đấu trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh.
Những ngày đầu của năm mới, lượng khách kéo về các trung tâm thương mại, khu mua sắm tăng lên đáng kể. Các mặt hàng “hút” khách nhiều nhất vẫn là thực phẩm, đồ uống, quần áo và các đồ dùng gia dụng. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng, tiệm ăn nhanh cũng kiếm "bộn tiền"...
Thị trường căn hộ Hà Nội trong năm 2010 không còn sôi động như năm trước nhưng vẫn có những cơn sóng ngầm.
Cận Tết, các điểm giết mổ gia cầm lậu trên địa bàn TPHCM mọc lên như nấm, hoạt động công khai
"Thấy tôi lớn tuổi còn đăng ký vào học ở ĐH Nông lâm, có bạn trẻ nói, tụi con đang làm việc nhưng cơ quan bắt đi học đang ngán muốn chết mà chú lại tự nguyện xin đi học... Nhưng chính đám dưa hấu, khoai lang bắt mình đi học đấy chứ", anh Ba Hạo kể.
(HBĐT) - Năm nay được coi là năm “khó” của ngành Thuế bởi yếu tố khách quan như hạn hán do nguồn thu từ thủy điện Hòa Bình chiếm trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Để nỗ lực quyết tâm hoàn thành ngân sách do Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao, ngành Thuế nỗ lực công tác quản lý nguồn thu.