Trời rét hại kéo dài, người trồng hoa Mê Linh xót xa vì mất mùa hoa Tết

Trời rét hại kéo dài, người trồng hoa Mê Linh xót xa vì mất mùa hoa Tết

“Bao nhiêu vốn liếng, công sức dồn cả vào cho vụ hoa Tết, vậy mà năm nay lại mất mùa. Ông trời hành người nông dân nhiều quá…” - chị Đào Thị Nga (làng hoa Đại Thịnh, huyện Mê Linh) bùi ngùi tâm sự về mùa hoa Tết sắp mất trắng vì giá rét.

 

Não lòng vì trời rét

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, trong khi không khí chuẩn bị đón Tết đã bắt đầu thì các nhà vườn, các làng hoa ven đô Hà Nội đang đứng ngồi không yên lo mất mùa hoa vì trời rét kéo dài.


Trời rét hại kéo dài, người trồng hoa Mê Linh xót xa vì mất mùa hoa Tết (ảnh: Quỳnh Anh)

Dạo quanh những làng hoa ở Hà Nội như: Mê Linh, Tây Tựu, Quảng Bá, Nghi Tàm những ngày này chỉ thấy sương phủ trắng những cánh đồng trồng hoa bạt ngàn, thỉnh thoảng bắt gặp cúc gối vụ mới bắt đầu đơm nụ chúm chím.

Đã 20 ngày nay, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài khiến người trồng hoa không khỏi bồn chồn, lo lắng vì bao công chăm mà hoa mãi “không chịu”… nở.

Chị Đào Thị Nga - ở làng hoa Đại Thịnh, huyện Mê Linh buồn lòng chia sẻ: “Nhà tôi trồng 6 sào hoa, mỗi sào hoa đầu tư hết khoảng 5 triệu đồng và cả nhà mất công chăm sóc trong vòng 2 tháng, lâu hơn thì là khoảng 70 ngày sẽ được thu hoạch.

Vậy nhưng, giờ đã cận Tết rồi mà 6 sào hoa thì chỉ có 1 sào đang hé nụ, trong số đó cũng chỉ thu hoạch được đúng dịp Tết được khoảng 30% mà thôi... Trời rét quá nên hoa không nở được, cứ ra đến ruộng hoa là tôi não hết cả ruột!”

“Như mọi năm thì thời gian này hoa đã bắt đầu thu hoạch rồi, nhưng năm nay vẫn đang đi tỉa lá, đến rằm tháng Giêng mới được thu hoạch. Bao nhiêu vốn liếng, công sức đổ dồn cả vào đầu tư cho hoa Tết, vậy mà năm nay lại mất mùa. Ông trời hành người nông dân nhiều quá…” - chị Nga xót xa.

Tại làng hoa Quảng Bá, dù đã đến thời điểm cận Tết nhưng người trồng hoa vẫn đang “ngóng” thời tiết.

Chị Nguyễn Thị Xuân - ở làng hoa Quảng Bá tâm sự: “Cả năm trông vào mỗi vụ hoa Tết, giờ hoa mất mùa mà xót của quá! Trời rét như thế này thì người cũng sống dở chết dở chứ nói gì đến hoa…”
 
Loại hoa nào nở đúng vụ là "được mùa riêng" đối với nhà vườn (ảnh: Quỳnh Anh)

Thời điểm này, vào vườn hoa đào (Nhật Tân, Hà Nội) người ta thấy trừ những cây đào tuốt lá cho nở sớm để bán vào dịp ngày rằm, còn lại những gốc đào Tết vẫn như đang “nằm ngủ” im lìm.

“Lẽ ra, vào dịp này hàng năm khách tới vườn xem và đặt mua đào đã tấp nập lắm rồi nhưng năm nay thì thưa khách tới, do thời tiết lạnh quá mà đào chưa thể ra nụ, nẩy lá. Nhìn những luống đào thế này mà dịp tết ông trời không cho được “ăn” cũng phải chịu thôi. Lỗ hay lãi năm nay phụ thuộc cả vào ông trời” - anh Công, chủ một vườn đào ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho biết.

Cũng theo anh Công: “Thời tiết rét, người trồng hoa sốt ruột, cả nhà đổ ra bãi hàng ngày để chăm bón, tưới tắm mong giữ ấm cho từng gốc đào. Cây đào không “ăn” điện nên những người trồng hoa không thể quây nilon hay vải bạt để thắp điện giữ ấm cho cây”.

Giá hoa Tết sẽ tăng khoảng 40%

Khảo sát ở một số chợ và đầu mối thu gom hoa cho thấy, do các làng hoa ven đô mất mùa nên giá hoa Tết năm nay dù bán buôn, bán lẻ trên thị trường cũng tăng cao.

Tại chợ hoa Nghi Tàm và Mê Linh, do các làng hoa bị mất mùa nên thị trường rất được giá.

Hiện tại giá bán buôn hoa cúc vàng là 4 đồng/bó (tức 400.000 đồng/100 bông hoa), hoa hồng mua buôn từ 2,5 - 3.000 đồng/bó, hoa ly giá bán tại ruộng là từ 25.000 đồng/cành, lay ơn bán buôn với giá 20.000 đồng/bó 10 bông…

“Cứ thời tiết lạnh mãi thế này, hoa không nở được, nhà em không có hoa mà bán. Năm nay giá hoa bán giá tăng gấp 4 đến 5 lần so với năm ngoái” - chị Chiến, chủ vườn hoa Tây Tựu cho biết.
 
Giá hoa Tết năm nay tăng 40% so với Tết 2010 (ảnh: Thanh Xuân)

“Tình hình cứ như thế này, chắc nhà bãi chúng tôi chỉ trông chờ gỡ gạc vào mấy luống hoa đào sơm này, chứ đào tết thì khó hy vọng lắm. Mỗi cành đào bây giờ mang ra chợ bán cũng được 200.000 đồng tới 300.000 đồng, chứ mỗi gốc đào tết tuy là bán giá có cao hơn đấy nhưng ông thời tiết thế này không biết có trông mong gì không” - Bác Phúc, chủ một vườn đào ở Nhật Tân cho biết.

Bây giờ, lác đác đã có khách tới mua những cây bích đào và đào phai. Loại đào sớm (bán trước tết) này đến nay cũng có giá khá cao từ 3000.000 đồng/cây tới 6000.000 đồng/cây. Giá cả là tùy thuộc vào có gặp khách hay không và thế dáng đào đẹp thế nào, có cây tới cả chục triệu bạc.

“Giá đào năm nay có thể sẽ cao hơn năm ngoái từ 3 - 4 lần. Khách mua cây loại nào thì tính tiền cây loại đó. Năm nay nhà bác sợ mất cả khách thuê gốc đào. Đây là khách truyền thống của gia đình. Năm nào họ cũng tới đây đặt mua nhưng năm nay vào nhìn vườn đào thế này khách cũng đang lưỡng lự, phân vân…” - Bác Sơn chia sẻ.

Thời tiết rét đậm làm cho các vườn hoa chậm phát triển, màu sắc hoa không rực rỡ và trên khuôn mặt của người trồng hoa cũng mất đi vẻ tươi tắn. Chờ đợi một đợt nắng ấm là hy vọng cháy bỏng của các nhà vườn và là niềm vui của người Hà Nội trong mùa Tết năm nay.
 

Làng hoa Phù Vân, thuộc xã phù Vân, huyện Kim Bảng vốn là làng hoa nổi tiếng và lâu đời nhất ở Hà Nam.

Một nông dân đang chăm chút cho từng cây cúc với hi vọng trời sẽ ấm hơn, hoa sẽ nở vào dịp tết

So với thời điểm này năm ngoái thì cánh đồng hoa Phù Vân đang tràn đầy những sắc hoa, những người trồng hoa cũng rạng ngời vì có một mùa hoa bội thu, nhưng năm nay thì lại rơi vào tình cảnh mất mùa vì rét.

Chị Lê Thị Nhung - ở thôn 5, xã Phù Vân, huyện Kim Bảng tâm sự: “Trời cho thì được ăn, không cho thì đành chịu, trồng hoa cũng như đánh bạc với trời ấy mà, phụ thuộc hết vào thời tiết. Cả năm mới có một mùa mà như thế này thì thất thu mất”.

Cùng thời điểm này năm ngoái, một cành cúc có giá 600 - 700 đồng/cành, nhưng năm nay đến thời điểm hiện tại đã lên 2.500 đồng/cành, còn hoa hồng từ 1.000 - 1500 đồng/bông, và thời điểm hiện tại là 2.500 - 3.000 đồng/bông (mua tại vườn)…

Chị Trương Thi Hoa một chủ bán buôn hoa lâu năm cho biết: “Nếu thời tiết còn lạnh như thế này thì tết năm nay giá hoa có thể tăng mạnh hơn nhiều so với năm ngoái. Giá một bông Hồng năm ngoái vào thời điểm đắt nhất giao động từ 3.000đ đến 3.500đ/bông tại vườn, nhưng năm nay giá hoa có thể lên tới 5000 đồng/bông”.

 

                                                                                   Theo DanTri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chị Bùi Thị Thời, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tận dụng proximăng cũ để lợp che chắn chuồng trâu.
Dự án thủy điện Suối Nhạp, Đồng Chum (Đà Bắc), công suất 4MW của Công ty Hoàng Sơn đã hòa lưới điện quốc gia.

“Nóng” thị trường thiết bị sưởi ấm

(HBĐT)- Xuất hiện trên thị trường tỉnh đã được vài năm, nhưng phải đến thời điểm này, các thiết bị sưởi ấm mùa đông như quạt, túi, đệm sưởi... mới gặp dịp “lên ngôi”.

Xã Mỹ Hoà được mùa mía tím

(HBĐT)- Thật tình cờ, chúng tôi đến thăm nhà ông Đinh Công Làn ở xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đúng lúc thương lái từ thành phố Hòa Bình lên mua mía tím. Nhà ông  trồng 7.000m2 với khoảng 45 nghìn cây mía tím. Khách hàng trả 6.000 nghìn đồng/cây tại vườn và gia đình ông thu hoạch từ vườn mía khoảng 270 triệu đồng. Trừ chi phí sản xuất còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Đây là năm thứ hai gia đình ông Đinh Công Làn thắng lớn từ cây mía tím. Hiện, cùng với việc thu hoạch sản phẩm, gia đình ông trồng thêm 1,3ha nâng diện tích mía lên 2 ha trong năm 2011.

Mở rộng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo

Cho phép sự tham gia rộng rãi của doanh nghiệp xuất khẩu gạo với các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung không nhất thiết phải là thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Giá văn phòng cho thuê sẽ ổn định trong năm 2011

Nhận định về thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong năm 2011, Knight Frank dự báo, giá thuê sản phẩm thuộc phân khúc này sẽ được duy trì ổn đinh ít nhất đến hết quý 4 do nguồn cung đang vượt cầu khá xa.

Hàng điện tử rởm ở VN là phế phẩm từ TQ?

Linh kiện, sản phẩm lỗi từ các nhà máy Trung Quốc được tuồn ra ngoài để tái sản xuất thành những sản phẩm nhái giá rẻ, bán tràn ngập các chợ vùng biên, thậm chí cả những thành phố lớn của Việt Nam.

Cú hích cho doanh nghiệp chân chính

Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" sau một năm được triển khai đồng bộ trên địa bàn Hà Nội đã tạo chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Nhiều mặt hàng Việt đã và đang dần khẳng định thương hiệu với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục