Đây là điểm mới quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn chung về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư này vừa được Bộ Tài chính ban hành sẽ thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC.

Thông tư 194 không quy định thủ tục xác nhận thực xuất mà quy định các căn cứ để xác định hàng hoá đã xuất khẩu.
Thông tư 194 không quy định thủ tục xác nhận thực xuất mà quy định các căn cứ để xác định hàng hoá đã xuất khẩu.

Theo đó, về điều kiện xác định hàng hóa xuất khẩu được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu thì để phù hợp với quy định tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP, Thông tư 194 nêu rõ: “Hàng hóa xuất khẩu nếu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với  phần nguyên liệu cấu thành sản phẩm có nguồn gốc trong nước”.

Thông tư 194/2010/TT-BTC cũng có một số nội dung mới về thủ tục hải quan. Trong đó, về hồ sơ hải quan, thông tư này đã sửa đổi khoản 1 Điều 11 Thông tư 79 theo hướng quy định chỉ nộp hợp đồng xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có thuế và hàng hoá xuất khẩu theo yêu cầu quản lý chuyên ngành. Trước đó, Thông tư 79 yêu cầu nộp hợp đồng dẫn đến phát sinh thêm chứng từ trong hồ sơ hải quan.

Về việc xác nhận thực xuất, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoàn thuế, Thông tư 194 tại Điều 26 không quy định thủ tục xác nhận thực xuất mà quy định các căn cứ để xác định hàng hoá đã xuất khẩu. Việc xem xét, xác định hàng hoá đã thực xuất khẩu được thực hiện tại khâu thanh khoản, hoàn thuế trên cơ sở các căn cứ này.

Thông tư 194 cũng sửa đổi quy định về địa điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế. Theo đó, địa điểm đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế không quy định cứng nhắc như hiện nay mà tuỳ địa phương lựa chọn đơn vị nào có đủ năng lực thì giao việc tiếp nhận đăng ký Danh mục cho đơn vị đó. Tuy nhiên, chỉ riêng Cục Hải quan liên tỉnh được giao cho nhiều nơi còn mỗi Cục Hải Quan chỉ được lựa chọn 1 nơi tiếp nhận đăng ký.

Đồng thời, Thông tư 194 cũng sửa đổi theo hướng tách riêng việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế. Đối với trường hợp Tổng cục Hải quan kiểm tra sau thông quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định ấn định thuế, Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ thực hiện các công việc còn lại: ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có), theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế; ….

Đối với trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế thì vẫn thực hiện như hướng dẫn trước đây.

Ngoài ra, những thủ tục như kiểm tra thực tế hàng hoá; quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất… và một số điểm mới về thứ tự thanh toán tiền thuế; việc phân loại hàng hoá; về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu… cũng được điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa và thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tháo gỡ các vướng mắc của Thông tư 79. Thông tư này được ban hành nhằm thực thi nội dung phương án đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo yêu cầu của của Chính phủ.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Mô hình IPM rau tại xóm Nghĩa, (Lạc Sơn) do ADDA tài trợ cho năng suất, thu nhập cao.
Nhân viên Công ty may 3 – 2 Hoà Bình bán hàng “không kịp trở tay” trên tuyến đường Cù Chính Lan
Chương trình 135 đầu tư xây dựng kênh mương đã Đông Bắc phục vụ sản xuất

Hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở Mường Chiềng

(HBĐT) - Mường Chiềng là một xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nhưng thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh và diện tích canh tác ít đã đặt ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế của người dân. Khắc phục khó khăn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất là hướng đi đúng mà Mường Chiềng đã tiến hành thành công trong năm 2010.

50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ Thương mại xuân Lạc Sơn 2011

(HBĐT) - Tối ngày 23/1, UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Sở Công thương, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương mại Việt Bắc đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại xuân Lạc Sơn 2011.

Còn 9.023 hộ nghèo chưa được vay vốn phát triển sản xuất

(HBĐT) - Theo điều tra, rà soát của UBND các huyện, thành phố năm 2007, cả tỉnh có 42.423 hộ dân tộc thiểu số nghèo. Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho vay vốn phát triển sản xuất với hộ dân tộc thiểu số ĐBKK giai đoạn 2007-2010.

80 doanh nghiệp FDI nhận giải thưởng Rồng vàng

Lễ trao giải thưởng Rồng vàng 2010 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã diễn ra tối 23/1, tại Hà Nội.

Xuất khẩu dệt may - nắm thời cơ để lên hạng

Tăng đầu tư, tăng năng suất, giảm dần gia công, ngành dệt may VN có thể vượt lên tốp 3 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

Ngân hàng thu hẹp huy động vàng

Không được cho vay để kinh doanh vàng miếng, các ngân hàng đã thu hẹp huy động vàng với việc bỏ kỳ hạn dài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục