Vấn đề giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế Thu nhập cá nhân thời gian qua được các chuyên gia kinh tế, người dân kiến nghị do mức giảm trừ quá thấp, chỉ 4 triệu đồng/tháng - trong khi lương tăng, giá cả thay đổi mà mức giảm trừ vẫn giữ nguyên. Có lẽ, đã đến lúc cần xác định, xây dựng mức giảm trừ gia cảnh trên nguyên tắc hợp lý, có cơ sở rõ ràng cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Chúng tôi xin trích đăng một số kiến nghị của TS Dương Anh Sơn - một chuyên gia pháp luật.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách Nhà nước, do đó, việc xây dựng và ban hành Luật thuế TNCN là hợp lý và hết sức cần thiết. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, thuế thu nhập cá nhân là sự xung đột lợi ích giữa những người nộp thuế và lợi ích của nhà nước, vì vậy, để luật này phát huy hiệu lực trong cuộc sống, trở thành công cụ pháp lý đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập thì luật phải giải quyết được mâu thuẫn nói trên.
Luật thuế TNCN điều chỉnh các vấn đề chủ yếu như: đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh. Trong các vấn đề đó có lẽ các quy định của luật liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh dành được sự quan tâm của nhiều người nhất.
Kê khai mã thuế cá nhân tại Chi cục thuế Quận 1 |
Để giải quyết được mâu thuẫn và đảm bảo được sự công bằng trong điều tiết thu nhập pháp luật phải xác định và quy định rõ mức giảm trừ gia cảnh một cách hợp lý. Các khoản giảm trừ gia cảnh không phải chịu thuế bao gồm phần giảm trừ đối với cá nhân là đối tượng nộp thuế và phần giảm trừ cho người phụ thuộc (người mà đối tượng nộp thuế phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật). Xác định mức giảm trừ gia cảnh là việc phức tạp bởi lẽ nhà làm luật cần phải tính toán, cân nhắc đồng thời các vấn đề: khả năng nộp thuế, khoản tiền cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của người nộp thuế và cách tính đơn giản.
Trước đây, trong quá trình soạn thảo Luật thuế TNCN đã có nhiều phương án được đưa ra nhưng ban soạn thảo chọn mức giảm trừ 4 triệu đồng đối với người chịu thuế do mức lương tối thiểu lúc đó là 450.000 đồng/tháng. Giả sử mỗi năm Nhà nước tăng thêm 20% thì mức lương tối thiểu đến năm 2009 là 650.000 đồng/tháng. Mức lương trung bình tương đương với người hưởng lương hệ số 3 (người có trình độ đại học sau 10 năm làm việc) thì ở năm 2009 khoảng 1,95 triệu đồng/tháng. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2009-2010 khoảng 1.000 USD/năm, tương đương 1,6 triệu đồng/người/tháng.
Tôi cho rằng, cách tính trên mang tính chủ quan, nhìn vấn đề ở trạng thái tĩnh của Ban soạn thảo. Khi đó có lẽ ban soạn thảo quên rằng, sau năm 2009 tình hình kinh tế-xã hội sẽ thay đổi và không giống với những dự đoán vào đầu năm 2009 và không ai có thể biết được mức trượt giá sẽ như thế nào và với 4 triệu đồng có đủ cho đối tượng nộp thuế đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của mình hay không.
Và rõ ràng hiện nay mức lương tối thiểu đã là 730.000 đồng và 4.000.000 đồng thì khó có thể đảm bảo mức sống bình thường cho người nộp thuế, bởi lẽ thu nhập cao thì chi phí càng nhiều. Chính vì vậy nên tại cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật thuế TNCN do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại TPHCM, chúng tôi đã có ý kiến bày tỏ sự không đồng tình với việc quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng con số cố định. Chúng tôi đã đề xuất tính giảm trừ gia cảnh theo mức trượt giá và mức độ tăng trưởng kinh tế-xã hội, tương ứng với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và điều chỉnh qua từng thời kỳ, nếu không luật sẽ trở nên lạc hậu.
Theo quan điểm của tôi, việc xây dựng và ban hành luật thuế thu nhập là công việc phức tạp, tuy nhiên việc đảm bảo thực thi còn phức tạp hơn nhiều lần. Để đảm bảo luật được thực thi, Chính phủ cần phải có cơ chế chặt chẽ cho phép giám sát được các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân. Làm được điều này cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước liên quan. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh khi nền kinh tế chưa có sự ổn định, lương chưa tăng mà giá đã tăng thì không nên quy định một mức cụ thể mà nên căn cứ vào mức lương tối thiểu để xác định mức miễn trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế như kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế chuyển đổi, chưa có sự ổn định như Việt Nam. Kết hợp hai ý kiến nói trên và điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, theo tôi, luật nên quy định:
1- Mức miễn trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế gấp 10 lần mức lương tối thiểu.
2- Khoản giảm trừ cho người phụ thuộc gấp 4 lần mức lương tối thiểu
Theo SGGP
Thị trường vàng thế giới đang có xu hướng đi xuống. Dự báo thị trường ngoại tệ không bị xáo trộn khi cơ chế tỉ giá được điều chỉnh
Chiều 30/1, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi thăm và chúc Tết các hộ gia đình đầu tiên dọn về sống tại dự án nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội.
Ngày 30-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 08/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2011, diễn ra ngày 28-1, nội dung như sau:
(HBĐT) - Cuối năm, tôi xuôi về các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh rồi lại ngược về các xã Dân Hạ, Mông Hóa, Phúc Tiến, Yên Quang (Kỳ Sơn) chỉ để xem cảnh sắc và con người nơi đây chuẩn bị đón xuân thế nào. Mấy hôm nay, trời rét đậm, những nơi tôi đến vẫn đồng đất ấy, vẫn con người đấy nhưng tất cả dường như được khoác lên màu áo mới. Trên những cánh đồng mùa nối mùa, vụ nối vụ, những KCN, cụm công nghiệp mọc lên tạo cho Kỳ Sơn diện mạo mới, tầm vóc mới.
(HBĐT) - Mặc dù vừa trải qua những ngày dài rét đậm, rét hại làm cho các mặt hàng thời trang, nhất là quần áo mùa đông tăng giá đến chóng mặt, nhưng đến hẹn lại lên, vào những ngày giáp Tết các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn thành phố Hòa Bình bắt đầu bung ra những điểm bán hàng giảm giá, một chiêu thức để xả hàng tồn.
Phần lớn khách mua sắm đang dồn vào siêu thị trong khi các chợ lẻ thì vắng vẻ. Giá các mặt hàng thực phẩm tăng rất mạnh.