Ngày 30-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 08/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2011, diễn ra ngày 28-1, nội dung như sau:
1. Các báo cáo: Tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9-1-2011 của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1-2011; tình hình kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, kiềm chế giá cả và chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán
Tân Mão; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 12-2010, Chương trình công tác của Chính phủ tháng 1-2011; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng
1-2011; công tác cải cách hành chính tháng 1-2011 do Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Công thương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Nội vụ trình.
Chính phủ thống nhất nhận định: Trên tinh thần chủ động, tích cực triển khai các Nghị quyết của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2011, Phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9-1-2011 của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành và bắt đầu triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, hoàn thành việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đến các địa phương, đồng thời tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực ngay từ những ngày đầu năm.
Các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, kiềm chế giá cả, bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân, chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Mão và đã đạt được những kết quả tích cực ngay trong tháng 1-2011: Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng rõ, nông sản được mùa, được giá, góp phần giữ được ổn định kinh tế - xã hội; hoạt động du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng mạnh; thị trường chứng khoán tăng điểm; đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách được chú trọng triển khai; kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, nhập siêu giảm; các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động các phương án chuẩn bị tốt nguồn hàng, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán; giá cả, thị trường được kiểm soát; lạm phát được kiềm chế; đời sống của người dân, đặc biệt là những người có công, người già neo đơn, người tàn tật được quan tâm, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân... được quan tâm và phát triển; cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Tuy nhiên, nền kinh tế nổi lên những khó khăn cần phải quan tâm giải quyết: thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nền kinh tế vẫn tiềm ẩn các yếu tố gây lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô; tốc độ tăng giá cả còn cao cộng với sức ép tăng giá từ thị trường thế giới gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cao, nhất là mặt hàng ô-tô nguyên chiếc. Tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn diễn ra nghiêm trọng...
Ðể thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 đã được Quốc hội thông qua và Nghị quyết của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên tập trung chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư để duy trì mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, bảo đảm an sinh xã hội. Trước mắt, trong tháng 2-2011, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau đây:
- Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9-1-2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011. Rà soát các chương trình, dự án đầu tư, các sản phẩm, ngành hàng để triển khai đồng bộ, nhằm phát triển sản xuất, đẩy mạnh các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là các dự án điện để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu điện, các công trình hạ tầng giao thông.
- Tăng cường các giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường, bảo đảm cung cầu hàng hóa, chống đầu cơ, tăng giá tùy tiện, kiểm soát giá cả nhằm ổn định thị trường, bảo đảm đời sống nhân dân. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán và quý I-2011.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất giải pháp và lộ trình thực hiện, kiểm soát giá cả theo cơ chế thị trường, nhất là đối với hàng hóa đầu vào thiết yếu như điện, than, xăng dầu... đồng thời đề xuất chính sách hỗ trợ giá cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo; bảo đảm cân đối nguồn vốn cho sinh viên nghèo vay để học tập; chỉ đạo các giải pháp tăng thu để giảm bội chi ngân sách.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; bằng các giải pháp kinh tế, tính toán lộ trình điều hành giảm mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá và bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như xăng dầu, phân bón, phôi thép, thuốc chữa bệnh..., có giải pháp hiệu quả quản lý thị trường vàng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng hợp lý, bảo đảm tính thanh khoản cho nền kinh tế, cho hệ thống ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán.
- Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tiến hành phân bổ và triển khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 đến các cơ sở theo các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các địa phương tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; phối hợp Bộ Công thương và các địa phương khắc phục khó khăn, bảo đảm đủ nước tưới cho sản xuất vụ đông xuân đạt được kết quả cao nhất.
- Chuẩn bị tổ chức cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Mão đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Bộ Y tế tăng cường các biện pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho người. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương chú trọng chăm lo, tổ chức thăm hỏi và tặng quà Tết cho các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình nghèo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, giải trí trong và sau Tết; tăng cường các biện pháp khắc phục các tệ nạn xã hội, cờ bạc, hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan...; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức lễ hội lành mạnh, chống lãng phí, xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực. Bộ Công an tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm an ninh trật tự, phối hợp Bộ Giao thông vận tải hạn chế thấp nhất tai nạn và ùn tắc giao thông; ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng vận chuyển và đốt pháo nổ; tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, triển khai tích cực phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tập trung phổ biến, tuyên truyền và tổ chức triển khai Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thức XI tại các cấp từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ðại hội gắn với kế hoạch 5 năm 2011-2015; cung cấp thông tin cho báo chí một cách chủ động, đầy đủ kịp thời nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về kết quả và thành công của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, các văn kiện của Ðại hội và các quan điểm, đường lối, chủ trương mới của Ðảng, các giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
2. Chính phủ nghe và cho ý kiến về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.
Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tham gia ý kiến vào dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo này, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII.
Theo ND
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt và đúng đắn của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, năm 2010 nền kinh tế nước ta đã lấy lại được đà tăng trưởng rõ rệt, thể hiện qua tốc độ tăng GDP đạt tới 6,78% - không chỉ cao hơn chỉ tiêu 6,5% do Quốc hội đề ra, mà còn đứng trong số ba nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu
Chiều 27/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2010 và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM vừa phát hiện 3 mẫu mứt chứa chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp của 2 cơ sở đóng trên địa bàn TP.
Vào các vườn đào ở Nhật Tân (Hà Nội) lúc này người ta không còn thấy cảnh những gốc đào nằm im lìm như trước. Sắc hồng của những cánh đào làm ánh hồng lên khuôn mặt của những người trồng đào.
Siêu giảm giá để xả hàng - không nơi đâu rẻ hơn thế, siêu khuyến mãi giải phóng hàng tồn... những biển hiệu như vậy đang được treo ở nhiều cửa hàng trên các tuyến phố của Hà Nội. Người bán hàng cũng đang chạy đua với Tết
(HBĐT) - Năm 2008, chị Hà Thị Duyên ở xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) trồng 120 m2 su su lấy ngọn bán. Giá bán sau khi hái thấp nhất là 2.500 đồng/kg, rồi tăng dần theo thời vụ. Lúc giá cao điểm nhất được 5.000 đồng/kg.