Giá rau tại chợ Ngọc Hà (HN) sáng 7.2 tăng gấp đôi so với ngày thường.

Giá rau tại chợ Ngọc Hà (HN) sáng 7.2 tăng gấp đôi so với ngày thường.

Hôm qua (mùng 5 tết - tức 7.2), nhiều điểm chợ nội thành Hà Nội đã rục rịch mở cửa với đầy đủ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Theo ghi nhận vào sáng qua, giá cả nhiều mặt hàng, đặc biệt là rau xanh tăng giá gấp đôi so với ngày thường.

 

Giá rau tăng gấp đôi

Tại chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình), khoảng hơn 10 sạp rau xanh đã bày bán từ sáng sớm với nhiều loại rau tươi xanh trông rất ngon mắt. Bác Lan - một tiểu thương bán rau ngay cổng chợ - vừa đon đả mời chào vừa tặc lưỡi: “Sáng ra chen chân mãi mới chọn được ít rau ngon và tươi đây. Sau tết rau vẫn đang khan lắm nên tăng giá là chuyện đương nhiên!”. Rau tại đây được bán với mức giá cao đến chóng mặt: Rau cần 15.000đ/mớ, su hào 10.0000đ/củ, dưa chuột 25.000đ/kg, bắp cải 14.000đ/kg, nấm kim châm 30.000đ/gói... So với thường ngày, hầu hết các loại rau xanh đã đội giá lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, khiến không ít bà nội trợ giật mình. Xách làn đi chợ từ sáng sớm, chị Hoa - sống ở gần chợ Ngọc Hà - lắc đầu ngao ngán: “Định làm bữa lẩu đãi bạn bè trưa nay, giờ rau đắt gấp đôi gấp ba ngày thường thế này thì tiền rau kiểu gì cũng đắt hơn tiền thịt.

Thôi thì đành bấm bụng mua vậy!”. Nhiều khách hàng tại chợ sau nhiều vòng khảo giá đều có tâm lý là chấp nhận thực tế rau đắt, bởi đây là tình trạng chung tại thời điểm này mọi năm.

Tại nhiều chợ bán lẻ khác như Cầu Giấy, Thành Công… giá rau xanh cũng không rẻ hơn là bao, nhiều mặt hàng chỉ xê dịch giá trong khoảng 3.000 - 5.000đ tùy loại rau củ quả. Theo nhiều tiểu thương ở chợ Cầu Giấy, năm nào cũng vậy, cứ khoảng sau tết một tuần thì may ra rau xanh mới rẻ trở lại, thậm chí sẽ rẻ hơn đáng kể so với thời điểm trước tết, bởi sắp đến chính vụ thu hoạch của nhiều loại rau được trồng trước tết như su hào, bắp cải, khoai tây… Do thời tiết trước Tết Tân Mão rét đậm kéo dài, nên hầu hết các loại rau xanh đều phải chờ sau tết mới vào vụ thu hoạch. Một nông dân trồng rau ở xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm) thở dài: “Chẳng mấy nữa mà thu hoạch mấy sào su hào, nhà nào cũng thu hoạch trong một dịp nên rồi su hào sẽ lại rẻ như cho đây!”. Theo bà con, giá su hào trong nhiều ngày tới khi chính vụ sẽ hạ giá mạnh, theo đó sẽ còn khoảng 1.500đ - 2.000đ/củ giá mua buôn.

Quen với tăng giá

Không chỉ tăng giá rau xanh, nhiều loại thực phẩm khác hiện cũng đang ở mức giá cao so với thời điểm trước tết. Tại chợ Hoa Sen (Giảng Võ), giá thịt bò dao động từ 230.000 - 250.000đ/kg, giá thịt gà từ 120.000 - 135.000đ/kg tùy loại. Cá trắm đen ở mức giá khoảng gần 200.000đ/kg. Các mặt hàng hải sản cũng đều tăng giá hơn với khoảng 20% so với ngày thường. Riêng mặt hàng thịt lợn vẫn ở mức giá khá ổn định: Thịt lợn mông giá 110.000đ/kg, sườn nạc giá 80.000đ/kg… Cả rau củ và thịt, cá đều tăng giá đáng kể, song theo ghi nhận, sức mua không vì thế mà giảm, ngược lại không khí mua bán khá tấp nập. Nhiều khách hàng cho hay, sau những ngày tết chỉ toàn thịt đông, chân giò, bánh chưng… thì hiện tại bữa ăn của họ cần nhiều các loại rau củ, cá hay hải sản cho đổi vị. Chính vì thế nên dù giá có tăng, nhiều người dân vẫn vui vẻ chấp nhận như một thói quen “đến hẹn lại lên” vào mỗi năm. Anh Nam - khách hàng ở chợ Nam Đồng (Q.Đống Đa) - hồ hởi: “Xung phong đi chợ giúp vợ, vợ tôi dặn là rau củ tăng cũng đừng có hoảng hốt.

Dịp Tết Tân Mão được đánh giá có sức mua sôi động hơn năm ngoái cũng như nhiều năm gần đây với khoảng 20 - 25%. Chủng loại các mặt hàng thực phẩm theo đó cũng phong phú hơn, nguồn cung dồi dào hơn nên sau tết không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Theo dự báo, giá cả các loại thực phẩm sẽ sớm bình ổn trở lại trong khoảng một tuần tới.

Bộ Công Thương nhận định: Giá cả hàng hoá cơ bản không tăng đột biến

Theo báo cáo nhanh của Bộ Công Thương về tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết Tân Mão 2011, nhờ sự chủ động ứng phó, chỉ đạo các ngành chức năng và doanh nghiệp trong việc dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nên trong những ngày Tết Nguyên đán, tình hình cung - cầu hàng hóa khá ổn định, không có hiện tượng găm hàng, đẩy giá lên. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết miền Bắc rét đậm kéo dài, tết nghỉ dài ngày cũng khiến một số mặt hàng sẽ có nguy cơ tăng giá, tạo nên mặt bằng giá mới.

Theo Sở Công Thương TP.Hà Nội, nhờ có sự chuẩn bị chân hàng phục vụ tết mà trên địa bàn HN đã không xảy ra hiện tượng khan hàng, đẩy giá lên, trong khi nhu cầu hàng hóa trong dịp tết đã tăng tới 22% so với nhu cầu bình thường.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định: Trong tháng 2 là tháng tết và sau tết, tình hình thị trường có một số yếu tố tác động như: Nhu cầu về hàng hóa dịch vụ dự báo tăng 20%. Do nghỉ tết kéo dài, sau tết lại có nhiều lễ hội, nhu cầu di lại, du lịch, mua sắm của người dân gia tăng; sức mua có khả năng thanh toán tăng nhanh do lượng kiều hối và đầu tư gia tăng... Tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là rét đậm, rét hại, hạn hán tại miền Bắc... sẽ gây sức ép làm tăng giá lương thực, thực phẩm.    

 

                                                                                   Theo LaoDong

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khu du lịch sinh thái Thác bạc long cung, xã Tú Sơn, Kim Bôi thu hút nhiều du khách.
Dây chuyền cán thép.
Không có hình ảnh

Kinh tế Việt Nam - Cải cách để nâng tầm vị thế quốc gia

Lại thêm một năm nền kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp với nhiều biến động khôn lường. Trong bối cảnh ấy, năm 2010 nước ta đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao: GDP tăng 6,78%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD; nợ công nằm trong giới hạn an toàn... Tuy nhiên, nước ta cũng đang đứng trước những thách thức to lớn, mà nếu không chủ động hóa giải, sẽ phải đối diện rủi ro rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình” – bước lùi lâu dài sau khi gặt hái thành quả cải cách.

Thịt, rau xanh ngày Tết giá vẫn cao chót vót

Tại một số chợ trong nội thành Hà Nội ngày mùng 3 Tết, giá thịt lợn, thịt bò, rau xanh.. vẫn đang ở mức khá cao, trong khi giá thực phẩm tại các siêu thị tiếp tục giảm giá.

Xuất khẩu thủy sản 2011 sẽ giữ vững mức 5 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn như doanh nghiệp khó tiếp cận vay vốn sản xuất, chế biến và đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên liệu và nhân công

Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn - một dự án đầu tư quy mô lớn

Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có những tín hiệu khả quan đang thoát ra khỏi cơn khủng hoảng nhưng chưa có chuyển biến vững chắc. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh triển khai dự án trọng điểm Nhà nước, xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) sớm bàn giao mặt bằng cho công ty liên doanh theo cam kết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tạo niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự án, bảo đảm tiến độ xây dựng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sôi nổi khí thế lao động sản xuất đầu xuân

Trong những ngày cả nước vui đón Xuân Tân Mão, chào mừng thành công của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI và kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Ðảng, trên các công trình xây dựng trọng điểm, các nhà máy, xí nghiệp, do yêu cầu của tiến độ và tính chất công việc, nhiều cán bộ, công nhân vẫn duy trì không khí lao động, sản xuất đầu Xuân hết sức sôi động và hiệu quả. Ðây là nét đẹp mỗi khi Tết đến, Xuân về mà chúng ta đã duy trì trong nhiều năm qua.

Lạc Sơn- mùa cà phê bói hạt

(HBĐT) - Năm 2010, vùng cà phê nguyên liệu ở Ngọc Lâu, Ngọc Sơn đã đơm hoa, kết trái vụ đầu tiên. Vậy là giống cà phê catimo F7 của công ty cổ phần Cà phê Thái Hòa - Hòa Bình đã thực sự đứng vững trên các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Kết quả đó là phần thưởng không gì sánh được động viên, bù đắp cho những tháng ngày miệt mài, trăn trở của những kỹ sư, công nhân Công ty cổ phần Cà phê Thái Hòa - Hòa Bình, là tiền đề mở ra hướng đi mới cho phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất bao đời nay vốn gắn bó với cây sắn, cây ngô, cây dong riềng cùng tập quán sản xuất quảng canh, manh mún, thụ động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục